Đại học Dân tộc Quảng Tây (Guangxi University for Nationalities) là một trường đại học công lập tọa lạc tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trường được thành lập vào năm 1952 và là một trong những trường đại học hàng đầu tại khu vực dân tộc thiểu số của Trung Quốc.
Đại học Dân tộc Quảng Tây (Guangxi University for Nationalities) là một trường đại học công lập tọa lạc tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trường được thành lập vào năm 1952 và là một trong những trường đại học hàng đầu tại khu vực dân tộc thiểu số của Trung Quốc.
Tên tiếng Anh: Guangxi University for Nationalities
Địa chỉ: Số 188, Đại học East Road, Nam Ninh, Quảng Tây
Web trường: http://www.gxun.edu.cn/
Tính đến tháng 5 năm 2018, trường có 1.990 giảng viên. Trong đó có 976 giáo viên chuyên trách, 199 chức danh cao cấp, 315 chức danh cấp phó. 305 người có trình độ tiến sĩ và 483 người có trình độ thạc sỹ. có những chuyên gia được hưởng phụ cấp đặc biệt của Nhà nước.
Thực hiện gần 200 đề tài cấp quốc gia, gần 400 đề tài cấp tỉnh và cấp bộ. Ngoài ra còn có hàng chục đề tài nghiên cứu khoa học hợp tác quốc tế.
Giải Khoa học xã hội và nhân văn, Giải khoa học tự nhiên.
Trường có 3 khu học xá: Xiangsi Lake Campus, Siyuan Lake Campus và Wuming Campus. Có diện tích khoảng 3.600 mẫu Anh với diện tích xây dựng khuôn viên là 887.298 mét vuông.
Tổng giá trị thiết bị giảng dạy và nghiên cứu lên tới 423 triệu Nhân dân tệ.
Thư viện có gần 2 triệu cuốn sách bản cứng và 7.237.600 sách điện tử
Có 24 trường cao đẳng và 82 chuyên ngành đại học. 16 chương trình cấp bằng thạc sĩ chuyên ngành cấp một. 3 chương trình cấp hai cho chương trình thạc sĩ chuyên ngành cấp hai. 13 hạng mục chương trình cấp bằng thạc sĩ chuyên nghiệp. Có 4 chương trình tiến sĩ chuyên ngành, 1 trạm nghiên cứu sau tiến sĩ và 2 cơ sở nghiên cứu sau tiến sĩ.
Tính đến tháng 12 năm 2021, trường có 24 trường cao đẳng giảng dạy. Bao gồm 11 ngành như triết học, kinh tế, luật, giáo dục, văn học, lịch sử, khoa học, kỹ thuật, y học, quản lý và nghệ thuật, với 84 chương trình đại học tổng hợp toàn thời gian.
Sinh viên đại học được tính học phí dựa trên số tín chỉ học, kế toán (giáo dục hợp tác Trung-nước ngoài) và các lớp dự bị thiểu số (các khóa học dự bị B) được tính theo hệ thống năm học. Mức học phí của tất cả các chuyên ngành áp dụng theo tiêu chuẩn thu phí do Cục quản lý giá khu tự trị phê duyệt. Học phí trả trước hàng năm cho mỗi chuyên ngành như sau:
Tiếng Indonesia, Tiếng Miến Điện, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Việt, Tiếng Lào, Tiếng Thái , Tiếng Campuchia, tiếng Mã Lai
Dịch thuật, báo chí, khoa học chính trị và quản trị, Lịch sử
Quản lý du lịch, Quản lý hậu cần
Thương mại điện tử, Kinh tế và Thương mại quốc tế, Tâm lý học ứng dụng
Hóa học ứng dụng, Khoa học thông tin và máy tính, Công nghệ sinh học, Khoa học biển
Dược phẩm y học cổ truyền Trung Quốc
Kỹ thuật vật liệu kim loại, Vật liệu và kỹ thuật polyme
Kỹ thuật dân dụng, Khoa học và công nghệ thông minh, Kiến trúc, Trí tuệ nhân tạo
Lưu ý: Các chuyên ngành tuyển dụng theo danh mục môn học sẽ được tính phí trước theo tiêu chuẩn tính phí cao nhất của danh mục môn học. Sau khi chuyên ngành được chia sẽ được điều chỉnh theo tiêu chuẩn tính phí của chuyên ngành đã học
Và đó là những thông tin về Đại học dân tộc Quảng Tây nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc gặp khó khăn trong quá trình làm hồ sơ hãy liên hệ ngay với EduSun nhé. Tự hào là đơn vị tư vấn du học uy tín tại Việt Nam! EduSun với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp tự tin đồng hành với các bạn học sinh trên hành trình chắp cánh ước mơ.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được các bạn trong việc lựa chọn nơi sinh sống và theo học phù hợp với năng lựa và sở thích của mình nhé!
Liên hệ: Facebook: https://www.facebook.com/edusun.vn Website: https:/edusun.vn Điện thoại: 0912781886
QMI EDUCATION – Trường đại học dân tộc Quảng Tây được thành lập năm 1952, tiền thân là học viện dân tộc trung ương phân viện Quảng Tây. Trường nằm bên hồ Tương Tư với phong cảnh đẹp đẽ của thành phố Nam Ninh, thủ phủ của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. .
Trường đại học dân tộc Quảng Tây được thành lập năm 1952, tiền thân là học viện dân tộc trung ương phân viện Quảng Tây. Trường nằm bên hồ Tương Tư với phong cảnh đẹp đẽ của thành phố Nam Ninh, thủ phủ của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Diện tích của trường là 1983 hecta, diện tích xây dựng là 369 mét vuông, với khuôn viên rộng lớn, cây cối bốn mùa xanh mát, được trang bị những thiết bị dạy học hiện đại, tiên tiến, với thư viện rộng lớn hơn một triệu đầu sách được quản lí bằng hệ thống máy tính hiện đại.
Ngoài ra, để khuyến khích sinh viên và cán bộ trong trường rèn luyện sức khỏe, nhà trường đã xây dựng một hệ thống sân vận động rộng lớn. Nhà trường cũng xây dựng riêng cho du học sinh một khu Kí túc xá hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị để học sinh có thể thoải mái học tập, sinh sống.
Thư viện trường có 1 160 000 đầu sách và 980 000 quyển tư liệu điện tử . Tháng 3 năm 2006 trường được ủy ban lục hóa trao dành hiệu “ đơn vị gương mẫu lục hóa toàn quốc”
Trường hiện có 19 học viện, 1 cơ sở đào tạo nhân lực chính quy cấp nhà nước, 1 phòng thí nghiệm khoa học trọng điểm cấp tỉnh, 2 cơ sở nghiên cứu khoa học trọng điểm ngành xã hội và nhân văn cấp tỉnh, 1 trung tâm nhân lực cao cấp của đại học cấp tỉnh.
Trường hiện có 58 chuyên ngành hệ chính quy, với hơn 19.000 sinh viên, hơn 1000 nhân viên, trong đó có 717 giáo viên chuyên nhiệm, 130 giáo sư, 210 phó giáo sư. Nhiều giáo viên là chuyên gia học giả nổi tiếng trong và ngoài nước. Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo được rất nhiều học sinh ưu tú, là một trong các trường đại học nổi tiếng tại Trung Quốc.
Trường đã thiết lập quan hệ hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều trường đại học và cơ quan nghiên cứu trong nước như Đại học Tô Châu, đại học Trung Sơn, Đại học nhân dân Trung Quốc , viện khoa học xã hội Trung quốc….trường đã kí hiệp nghị hợp tác với hơn 60 trường đại học và cơ sở nghiên cứu nước ngoài như Mỹ Anh. Và trao đổi lưu học sinh với nhiều quốc gia trên thế giới.hiện trường có 1000 sinh viên quốc tế đến từ 28 quốc gia khác nhau
Trường đại học Dân tộc Quảng Tây là một trong hai trường ở Quảng Tây được đào tạo thi chứng chỉ tiếng Hán, và là một trong những trường được đào tạo chương trình thạc sĩ và chương trình tiến sĩ cho chương trình học bổng Trung Quốc, và học bổng Giao lưu giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc
Trường đào tạo nhiều cấp bậc như đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, các đợt dài hạn, ngắn hạn… bên cạnh những lĩnh vực mũi nhọn như : Hán ngữ đối ngoại, công nghệ thông tin, quản lý kinh doanh, khách sạn,…trường còn đào tạo những chuyên ngành sau:
Quản lý thông tin và hệ thống thông tin
Ngôn ngữ văn hóa dân tộc thiểu số Trung Quốc
Ngôn ngữ văn học các nước đông nam á
Lý luận chủ nghĩa Mác và giáo dục tư tưởng chính trị
Hãy nhanh tay liên hệ để nhận tư vấn miễn phí nhé:
Mail: [email protected]
Address: 29 Lưu Quang Vũ (số 14 Trung Yên 3) Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Dân tộc Choang phân bố chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây (chiếm 91%); châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, Vân Nam, huyện tự trị dân tộc Choang, Dao Liên Sơn, Quảng Đông và rải rác ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên.
Ngôn ngữ dân tộc Choang thuộc ngữ hệ Hán Tạng, nhóm ngôn ngữ Choang Động, chi tiếng Choang Thái, rất giống với tiếng dân tộc Tày, Nùng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, tiếng Thái Lan, tiếng Lào và tiếng Shan ở Myanmar.
Dân tộc Choang có chữ viết riêng của mình. Từ thời Nam Tống đã xuất hiện một loại chữ được cấu thành trên cơ sở chữ Hán, gọi là “Thổ tục”, nhưng được sử dụng phố biến. Năm 1955, dân tộc Choang tạo ra chữ viết phiên âm dùng chữ cái La tinh là cơ sở, đến tháng 11 năm 1957 được Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn và lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay.
Người Choang chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước. Nền nông nghiệp của họ đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển. Thủ công nghiệp của họ cũng rất phát triển, thông qua các nghề dệt, nhuộm vải; làm đồ gốm sứ, đúc trống đồng. Kỹ thuật đóng thuyền của họ cũng được đánh giá cao.
Người Choang có hình thức sinh hoạt chợ phiên. Năm 1983, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây định hội hát chợ phiên vào ngày 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, từ đó còn gọi là “Tết 3 tháng 3”. Trong chợ phiên, thường có ca hát đối đáp và các cuộc vui dân gian như ném tú cầu, bắn pháo bông, múa lân, thi kéo co, bắn nỏ… Đặc biệt, dân ca của dân tộc Choang có nội dung phong phú, được đánh giá là viên ngọc quý trong kho tàng văn nghệ dân gian của người Choang.
Người Choang có một nền văn hóa nghệ thuật phong phú, nhiều màu sắc. Văn học dân gian, hội họa, âm nhạc… đều có những thành tựu to lớn. Người Choang nổi tiếng thích ca hát nhảy múa, dùng lời ca tiếng hát miêu tả cuộc sống và biểu đạt tư tưởng, tình cảm của mình.
Hình thức nghệ thuật sân khấu dân tộc của người Choang là kịch Choang, bắt nguồn từ hình thức ca múa dân gian, ngày nay phát triển rất mạnh mẽ với nhiều đoàn kịch chuyên nghiệp.
Mỹ thuật của người Choang có những biểu hiện đa dạng. Tranh vẽ trên vách ở Hoa Sơn, lưu vực sông Tả là di sản văn hóa quý báu do tổ tiên người Choang sáng tạo ra cách đây hơn 2.000 năm. Phạm vi tranh vẽ cao 40 mét, dài hơn 220 mét, có 1.800 hình vẽ khác nhau.
Trống đồng là vật phẩm nghệ thuật quý báu của dân tộc Choang, vừa là nhạc cụ, vừa là vật tượng trưng cho quyền lực và sự giàu có. Những hoa văn đúc trên mặt trống đồng thể hiện trình độ nghệ thuật cao của người Choang từ mấy ngàn năm trước. Ở Bảo tàng Dân tộc Quảng Tây hiện đang bảo quản hơn 500 trống đồng của người Choang.
Người Choang là dân tộc có phong vị ẩm thực phong phú. Những món ăn nổi tiếng là cơm nếp năm màu, cơm nếp bí đỏ, cơm nếp khoai lang, bánh tét, bánh dày, đậu hũ viên nhồi thịt, thịt lợn quay…
Hình thức nhà ở của người Choang có 3 loại: nhà sàn, nhà trệt và nửa nhà sàn, nửa nhà trệt.
Vải gấm Choang là sản phẩm thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của người Choang, chất liệu bền chắc, hoa văn tinh xảo, sinh động, nhiều màu sắc, được người Choang tự hào và khách du lịch ưa chuộng.
Trang phục truyền thống của người Choang cách đây 100 năm về trước: nam giới mặc áo ngắn không cổ, cài khuy giữa, quần ống rộng, đầu quấn khăn; nữ giới mặc váy gấp nếp, áo ngắn không cổ có viền hoa, đầu quấn khăn hoa. Ngày nay họ mặc áo dài hoặc ngắn có cổ, may bằng vải tự dệt màu xanh dương đậm, đen hoặc đỏ, hay mặc trang phục hiện đại.
Người Choang thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng, lưu truyền tập tục phụ nữ không về nhà chồng, vẫn ở nhà cha mẹ đẻ, chỉ những ngày lễ tết hay ngày mùa mới về nhà chồng ở một thời gian. Ngày xưa chồng phải theo họ vợ, ngày này có thể không cần đổi nữa nhưng vẫn phải theo tập tục ở rể. Đây được xem là tàn tích của chế độ mẫu hệ trong lịch sử dân tộc.