DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Căn cứ tại Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Theo đó, tuổi của học sinh lớp 1 là 06 tuổi, tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi, tuổi của học sinh lớp 10 là 15 tuổi
Năm nay là năm 2024 và để trả lời cho câu hỏi 2010 học lớp mấy sẽ lấy 2024 - 2010 = 14 tuổi.
Như vậy, người sinh năm 2010 sẽ được 14 tuổi, là độ tuổi của học sinh vào học lớp 9.
Dưới đây là Bảng năm sinh, tuổi theo lớp năm 2024:
Lưu ý: Bảng tuổi trên không áp dụng đối với trường hợp học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn quy định.
Sinh năm 2010 học lớp mấy năm 2024? Bảng năm sinh, tuổi theo lớp năm 2024? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Như vậy, hiện nay có 03 cấp giáo dục phổ thông gồm:
- Cấp 2: Giáo dục trung học cơ sở
- Cấp 3: Giáo dục trung học phổ thông
Thời điểm tốt nhất để ôn thi IELTS một cách nghiêm túc là khi học sinh cuối THCS, bắt đầu lên cấp THPT hoặc tốt nhất là từ cấp THPT chuẩn bị lên đại học, lúc đó cấu trúc tư duy và hiểu biết xã hội của các học sinh đã được hình thành và phát triển. Học sinh đã đủ năng lực để tìm hiểu về các chủ đề trừu tượng. Bên cạnh đó, học sinh có tính kỷ luật, nghiêm túc hơn trong việc học IELTS.
Một số bài kiểm tra đánh giá tiếng Anh được sử dụng cho học sinh THCS ở Mỹ có các đề tài và ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của các em
Nguồn: Edutopia, Los Angeles Unified School District Secondary Literacy/English Language Arts
Nếu con bạn có nền tảng kiến thức tiếng (4 kỹ năng), thì việc ôn luyện thi IELTS chỉ là một trong những trải nghiệm học vừa sức, khi con nắm được dạng bài thi (format) để ứng dụng kiến thức nền của mình.
IELTS là một kỳ thi chuẩn hóa kiểm tra kiến thức tiếng Anh học thuật. Vậy tiếng Anh học thuật là gì? Chọn lựa chương trình luyện thi IELTS mà phụ huynh gửi gắm cho con cấp THCS theo học có phản ánh sự phát triển bền vững của tiếng Anh học thuật?
Trên trang web của Hội đồng Anh có đoạn: "IELTS Học thuật – được thiết kế để đánh giá trình độ tiếng Anh của người sử dụng tiếng Anh để đánh giá xem họ có phù hợp với môi trường học thuật hay không. Bài kiểm tra phản ánh các khía cạnh của ngôn ngữ học thuật và đánh giá xem họ đã sẵn sàng để bắt đầu đào tạo hoặc học tập bằng tiếng Anh hay chưa". Tương tự xây dựng tiếng Việt cho một người học từ trình độ đơn giản đến phức tạp, ngôn ngữ học thuật trong tiếng Anh là những văn bản thường được sử dụng trong môi trường nghiên cứu và học thuật. Nghĩa là, chúng được liên kết cụ thể với các ngành học (thường là từ năm 1 đại học với các môn đại cương), tài liệu nghiên cứu, sách giáo khoa, bài giảng và thảo luận học thuật. Những từ này có ý nghĩa kỹ thuật và chính xác trong một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể và chúng được sử dụng để truyền đạt các khái niệm, lý thuyết và ý tưởng chuyên ngành.
Bố mẹ tỉnh táo để không chạy theo những khóa học ngắn hạn, cấp tốc, hay những khóa học đóng mác "IELTS" nhưng dùng giáo trình không phù hợp với sự phát triển lứa tuổi của các em mà không hiểu rõ quá trình phát triển ngôn ngữ của chính con mình.
Trong khi đó, theo nghiên cứu khoa học (Dumont, Willis, & Walrath, 2016) thì phải mất từ 5 đến 7 năm để học sinh dùng (chứ không đơn thuần là hiểu) tiếng Anh học thuật. Cũng theo nghiên cứu của các chuyên gia ngôn ngữ học ứng dụng, thời gian phù hợp nhất để bắt đầu học tiếng Anh học thuật là từ lớp 6, 7, 8 (11-12 tuổi) nhưng chúng cần thông qua các bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Với thời gian tiếp cận với tiếng Anh học thuật như vậy, các học sinh sẽ có khoảng 3-4 năm nền tảng đến tự nhiên để làm bệ phóng cho việc rèn luyện và nâng cao năng lực tiếng, tích lũy hiểu biết về các chủ đề khó, trừu tượng.
Một hình thức đánh giá trong lớp học tiếng Anh ở New Zealand
Nguồn: Character / Exemplar PDFs / Files / Media - Assessment (tki.org.nz)
Bố mẹ thử hình dung, chúng ta sẽ nói gì về các chủ đề thường thấy trong bài thi IELTS, khảo cổ, luật pháp, lập pháp, chẳng hạn? Bản thân người lớn chúng ta, kiến thức đầy mình, có tiêu hóa được những chủ đề mang tính trừu tượng đó không? Chúng ta có viết và thảo luận bằng tiếng mẹ đẻ của mình về các chủ đề đó một cách lưu loát khi mình bằng tuổi các con không, huống hồ viết bằng tiếng Anh và ở lứa tuổi rất nhỏ?
Thêm nữa, kỹ năng viết trong IELTS đòi hỏi thí sinh có khả năng tranh biện về những chủ đề các em chưa bao giờ trải nghiệm. Vì vậy bắt các con tiếp cận sớm quá, có thể là một điều quá sức và phản khoa học phát triển ngôn ngữ và nhận thức của trẻ.
Bản thân việc học IELTS hay thi IELTS không hề có lỗi, nếu chúng ta biết đặt kỳ thi ấy đúng thời điểm phát triển của trẻ, là khi học sinh đã sẵn sàng. Còn nếu chỉ chăm chăm vào kết quả "mấy chấm", mà quên đi quá trình học ngôn ngữ, đánh giá việc người học sử dụng ngôn ngữ ấy, thì có lẽ, ta chỉ tập trung vào hình thức thi cử mà thôi. Đồng thời, bố mẹ tỉnh táo để không chạy theo những khóa học ngắn hạn, cấp tốc, hay những khóa học đóng mác "IELTS" nhưng dùng giáo trình không phù hợp với sự phát triển lứa tuổi của các em mà không hiểu rõ quá trình phát triển ngôn ngữ của chính con mình.
Hãy học tiếng Anh tự nhiên, nhẹ nhàng để ứng dụng vào cuộc sống
Trở lại buổi quan sát quá trình học tiếng Anh bền vững của em học sinh lớp 7, dù cũng chẳng phải để mai kia sẽ đạt bao nhiêu chấm, nhưng có thể từ bây giờ học sinh tập trung hí hoáy say mê để vận dụng từ vựng mới học vào thiết kế một poster cho hoạt động ngoại khóa, cách gây quỹ giúp một bạn nhỏ hay một cụ già neo đơn, có thể tạo ra một blog bằng tiếng Anh. Từ đó học sinh có thể tự tin rằng, một ngày, em có thể "tự" luyện được IELTS nhẹ nhàng ngay cả khi bây giờ em học một lớp tiếng Anh chỉ đơn giản để... làm quen với tiếng Anh. Học tiếng Anh tự nhiên, nhẹ nhàng, và hiểu công dụng của nó cho cuộc đời của riêng em để khi đi du học, em tự tin dùng ngôn ngữ tiếng Anh để giải quyết các tình huống gặp phải trong học tập như viết thư cho giáo sư hay đơn giản là hỏi đường khi đi du lịch.
Để trả lời câu hỏi "Khi nào và lớp mấy thì nên cho con luyện thi IELTS?" thì các (bố) mẹ có thể hỏi: "Khi nào con em nên học tiếng Anh và học như thế nào?".
Học tiếng Anh từ nhỏ là điều nên khuyến khích, nhưng nếu ép chín quá trình học tiếng Anh vì mục đích lấy chứng chỉ IELTS sớm, thay vì nâng cao niềm vui thích học tiếng Anh, là chưa phù hợp với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, tăng áp lực không cần thiết cho con.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, khả năng thụ đắc ngôn ngữ thứ hai thường diễn tốt nhất sau khi con trẻ có một nền tảng ngôn ngữ mẹ đẻ tương đối. Tức là, nếu bạn có điều kiện, bạn có thể cho con học tiếng Anh, học mà chơi, chơi mà học, khi con bắt đầu lên 3, 5, 8 hay thậm chí lên 10. Khi đã có nền tảng đó, cộng với việc đã vững ngôn ngữ mẹ đẻ (ngôn ngữ trụ - the dominant language), người học có thể xử lý thuần thục các dạng thức kiểm tra trình độ ngôn ngữ thứ hai một cách dễ dàng hơn. Lúc đó bộ não của người học sẽ liên kết từ vựng mới vào các khái niệm đã có sẵn khiến việc học trở nên dễ dàng hơn. Nói cách khác, từ 3 đến 10 tuổi là thời điểm vàng để con có thể bắt chước, học phát âm, hay học qua kể chuyện, âm nhạc, thơ ca, đối thoại. Tuyệt nhiên, trong độ tuổi này, các chương trình được thiết kế và quá trình giảng dạy sẽ không dạy ngữ pháp một cách quá công thức, theo hướng phân tích cao, hay bắt thuộc lòng quá nhiều.
Minh họa một số các hoạt động cho học sinh lớp 7 tại Việt Nam, chú trọng vào mục đích dùng ngôn ngữ để thể hiện tư duy độc lập bằng tiếng Anh ý nghĩa trước khi chỉnh sửa trau chuốt về ngữ pháp và từ vựng
Ví dụ, một trong hai tác giả có quan sát một lớp học tiếng Anh dành cho một học sinh lớp 7. Với lứa tuổi ấy, điều gì sẽ (nên) diễn ra trong một lớp học? Theo quan sát, em học sinh lớp 7 được giáo viên chú trọng việc dùng tiếng Anh trong hoạt động đọc sách nên khả năng đọc hiểu, từ đó chuyển sang nghe-nói của em phát triển tự nhiên. Mà không chỉ đọc, em học sinh sẽ đặt câu hỏi về điều em đang đọc. Giáo viên tập trung trợ lực cho em dùng ngôn ngữ đó vào việc diễn tả các vấn đề đời sống phù hợp lứa tuổi của em. Thông qua tiếng Anh, em sẽ khám phá về thế giới bao la ngoài kia, về các đề tài đa dạng phong phú, về sức mạnh của việc trao đổi ý tưởng một cách mạnh dạn, và dùng ngôn từ để kết nối với những người xung quanh mình.
Nói cách khác, học sinh sẽ tập trung phát triển và củng cố kiến thức nền tảng về văn phạm và từ vựng một cách tự nhiên (Natural Language Approach), hoặc thông qua các hoạt động ý nghĩa như nghe, nói, đọc, viết theo đường hướng nhiệm vụ (Task-Based Language Teaching). Học sinh lớp 7 học tiếng Anh, em hiểu được rằng, giống như tiếng Việt, em có thể vẫn mắc lỗi sai về từ vựng, ngữ pháp nhưng với sự quan sát, hướng dẫn sửa bài của giáo viên trong môi trường học phù hợp lứa tuổi đó, em sẽ dần khắc phục và nâng cao từng kỹ năng cho mình. Cách học này cũng cho thấy phương pháp sư phạm tiếp cận trẻ em và người lớn về bản chất đã rất khác nhau.
Học sinh Việt Nam thường được kiểm tra, thay vì tham gia vào đánh giá quá trình học tập
Kết quả của dự án nghiên cứu tiến sĩ của một trong hai tác giả, cho thấy thực tế đang diễn ra trong lớp học tiếng Anh ở Việt Nam, học sinh thường được kiểm tra, thay vì các em được tham gia vào đánh giá quá trình học tập. Các em thường làm các bài kiểm tra nhận biết về ngôn ngữ (ví dụ như kiểm tra trắc nghiệm), thay vì sử dụng ngôn ngữ. Các em ít nhận được phản hồi của giáo viên, do vậy các em rất khó khăn để biết, khi nào, bằng cách nào để mình rút ngắn khoảng cách so với mục tiêu đề ra là "học sinh có thể giao tiếp, và sử dụng tiếng Anh cho mục tiêu học tập, làm việc" ở môi trường quốc tế mà bộ giáo dục đề ra.