Ăn gì để vào con không vào mẹ là băn khoăn và trăn trở của hầu hết mẹ bầu khi mẹ tăng cân nhiều nhưng con lại thiếu chất. Thấu hiểu điều này, CNDD Nguyễn Thị Quỳnh, Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ bí quyết xây dựng chế độ ăn uống khoa học trong thai kỳ vừa đảm bảo cân nặng cho mẹ, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho con. Mẹ hãy tham khảo nhé!
Ăn gì để vào con không vào mẹ là băn khoăn và trăn trở của hầu hết mẹ bầu khi mẹ tăng cân nhiều nhưng con lại thiếu chất. Thấu hiểu điều này, CNDD Nguyễn Thị Quỳnh, Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội chia sẻ bí quyết xây dựng chế độ ăn uống khoa học trong thai kỳ vừa đảm bảo cân nặng cho mẹ, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho con. Mẹ hãy tham khảo nhé!
Rau xanh cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể như A, B, C, D, canxi, sắt, folate và chất xơ. Thực phẩm này thường được sử dụng trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu, đem lại lợi ích dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể tận dụng rau xanh kết hợp với thịt heo, thịt bò hoặc thưởng thức món này với hương vị thơm ngon và đa dạng.
Đây là một loại trái cây dinh dưỡng, giàu chất béo không bão hòa đơn, chất xơ, vitamin B, C, E, K và nhiều khoáng chất quan trọng như Kali, Lutein, Folate,… Những chất này cần thiết cho quá trình mang thai, giúp ích trong việc hình thành da, não, các mô của thai nhi và phòng ngừa chuột rút trong thai kỳ. Hơn nữa, nhiều bà bầu đã chia sẻ rằng trái bơ giúp giảm tình trạng ốm nghén hiệu quả.
Các loại quả mọng phổ biến như dâu tây, việt quất, cherry,… chứa nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là omega-3. Các dưỡng chất trong quả mọng giúp kích thích tín hiệu thần kinh não, đồng thời phòng ngừa quá trình oxy hóa, giúp bảo vệ khả năng ghi nhớ và tình trạng tăng cường trí nhớ trong và sau khi mang thai.
Bà bầu nên ăn gì thích hợp? Cam, quýt và các loại trái cây có múi như bưởi, chanh đều là nguồn cung cấp chất vitamin C phong phú cho cơ thể mẹ bầu. Loạt vitamin này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức kháng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, từ đó giúp phòng ngừa Cảm cúm và các bệnh nguy hiểm khác. Không chỉ vậy, chúng còn góp phần cải thiện khả năng hấp thụ sắt và hạn chế nguy cơ phát triển dị tật cho thai nhi.
Bước sang giai đoạn này, thai nhi sẽ phát triển nhanh hơn nên cần tăng đáp ứng năng lượng cho mẹ bầu. Khẩu phần ăn của mẹ trong giai đoạn này cần nhiều hơn giai đoạn trước, đảm bảo năng lượng cung cấp tăng lên 250 kcal/ngày (tương đương với 1 lưng bát con cơm và thức ăn hợp lý như thịt, cá, trứng, sữa).
Tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn phát triển khung xương và chiều cao của trẻ, do đó mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và kẽm như tôm, cua, thủy hải sản, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa… Nhu cầu canxi 1.200mg/ngày, bên cạnh nguồn thức ăn hàng ngày giàu canxi, mẹ bầu cần bổ sung 600mg canxi nguyên tố mỗi ngày. Mẹ bầu cùng cần bổ sung sữa tối thiểu 2 ly mỗi ngày (kể cả sữa tươi, sữa đậu nành).
Vậy mẹ bầu nên ăn gì theo từng giai đoạn thai kỳ để cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển? Dưới đây là những thông tin chi tiết về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ bầu tham khảo:
Đây là giai đoạn bắt đầu hình thành các cơ quan và tổ chức của thai nhi như não, tim, tủy sống, phổi, gan… nên mẹ bầu cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất đạm như trứng, thịt, sữa, đậu đỗ… Mẹ có thể chia nhỏ lượng thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, chế biến mềm nhừ, dễ tiêu để giảm bớt các triệu chứng ốm nghén.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, ở giai đoạn này mẹ cũng cần bổ sung sắt, acid folic hoặc đa vi chất theo hướng dẫn của bác sĩ. Khuyến cáo nên uống 1 viên gồm 60mg sắt và 400mcg acid folic trong suốt thai kỳ đến sau sinh con 1 tháng, cần thực hiện ngay từ lần đầu tiên khám thai hoặc bổ sung ngay trước khi mang thai. Cố gắng thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để đạt mức tăng cân phù hợp như khuyến cáo là tăng 0,5 – 2kg so với trước khi mang thai.
Bên cạnh việc tìm hiểu bà bầu nên ăn gì thì bố mẹ cũng nên quan tâm đến những thực phẩm cần hạn chế tiêu thụ, điển hình như:
Hy vọng bài viết phía trên đã giúp bạn giải đáp phần nào bà bầu nên ăn gì và tránh ăn gì để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp thai kỳ. Để cập nhật thêm các kiến thức y học thường thức khác, mời bạn truy cập Tin tức y tế. Liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí tại Hệ thống các Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc.
*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.
Giai đoạn cuối cùng trong quá trình thai kỳ là một bước tiến đáng kể trong việc tăng cân của thai nhi. Để đảm bảo sự phát triển cân nặng tốt cho thai nhi, mẹ bầu cần tăng lượng calo tiêu thụ khoảng 400 kcal/ngày. Bên cạnh đó, việc bổ sung vitamin C trở nên quan trọng, bởi chúng giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi trong cơ thể, đồng thời giảm nguy cơ vỡ ối và sinh non.
Hơn nữa, trong những tháng cuối, do sự thay đổi của hormone cùng với sự phát triển của thai nhi sẽ tạo áp lực lên vùng chậu và bàng quang, mẹ bầu thường gặp vấn đề về táo bón và đầy bụng. Để tránh tình trạng này, chế độ ăn uống cho bà bầu nên được bổ sung chất xơ và hạn chế thực phẩm khó tiêu hóa.
Vào giai đoạn giữa thai kỳ thì bà bầu nên ăn gì? Đa phần lúc này phụ nữ mang thai đã vượt qua giai đoạn ốm nghén và không còn phải đối mặt với cảm giác khó chịu, giúp việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn.
Đối với thai nhi, lúc này hệ xương đang phát triển mạnh mẽ, não bộ và các cơ quan khác cũng đang hoàn thiện chức năng nên mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu kẽm với liều lượng 20mg/ngày. Ngoài ra, theo khuyến nghị, trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu chỉ cần tăng lượng calo tiêu thụ lên khoảng 300 – 400 kcal/ngày.
Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì 3 bữa chính như thông thường mẹ hãy chia thành 5-6 bữa nhỏ gồm bữa sáng, bữa phụ sáng, bữa trưa, bữa phụ chiều, bữa tối và bữa phụ đêm. Việc chia nhỏ như vậy sẽ giúp mẹ bầu nạp đủ các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé, đồng thời cải thiện được các triệu chứng ốm nghén.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa là mẹ nên tăng lượng đồ ăn vặt trong ngày, nhất là các loại đồ ngọt hoặc thức ăn nhanh, chế biến sẵn chứa nhiều đường có thể khiến mẹ tăng cân rất nhanh nhưng không bổ sung được dinh dưỡng cho bé.
Ăn nhiều bữa trong ngày nhưng không giảm khẩu phần ăn sẽ khiến hệ tiêu hóa của mẹ bị quá tải, có thể khiến mẹ thường xuyên bị đau bụng, tiêu chảy, táo bón… làm trầm trọng hơn các biểu hiện ốm nghén khi mang thai.
Hơn nữa, việc cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, chất ngọt và chất béo bão hòa trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng nguy cơ sảy thai, quá trình chuyển dạ kéo dài, bé sinh thiếu tháng hoặc mắc dị tật bẩm sinh.
Các món ăn hấp và luộc ngoài việc giữ được hương vị nguyên bản còn chứa ít gia vị và dầu mỡ. Vì thế mẹ có thể ưu tiên ăn đồ ăn hấp, luộc để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết mà không lo những tác động bất lợi do ăn quá nhiều chất béo và gia vị như khi chế biến các món khác.
Bên cạnh việc giúp cơ thể gia tăng dung tích máu để nuôi dưỡng thai nhi, uống đủ nước còn giúp mẹ tăng cường quá trình trao đổi chất, nhờ đó giảm cảm giác thèm ăn. Mẹ nên uống 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để bé phát triển khỏe mạnh và hạn chế tình trạng ăn vặt quá nhiều trong thai kỳ.
Mẹ bầu nên duy trì các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga để giảm béo, giảm đau lưng, đầy hơi, táo bón, phù nề do ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu trong thời gian dưỡng thai.
Nghiên cứu cho thấy, việc duy trì thói quen tập luyện trong thai kỳ sẽ giúp cơ thể mẹ giải phóng endorphin – hormone giảm căng thẳng và ức chế cortisol – hormone làm tăng cảm giác thèm đồ ăn ngọt, nhờ đó sẽ giúp mẹ kiểm soát cân nặng tốt hơn.
Xem thêm: 5 bài tập thể dục an toàn cho bà bầu