Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Quy định về thuế là một vấn đề quan trọng trong thủ tục xuất khẩu cà phê. Bởi mức thuế xuất khẩu sẽ được nhà nước quy định riêng cho từng nhóm mặt hàng khác nhau. Điều đó được xác định chính xác dựa trên mã HS code của mỗi sản phẩm. Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này ngày sau đây nhé.
Thực tế cho thấy cà phê không thuộc danh mục hàng hoá bị cấm hoặc hạn chế xuất khẩu. Vì thế doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm này theo quy định hải quan thông thường. Ngoài ra, đây cũng là một trong những mặt hàng được ưu tiên xuất khẩu ở Việt Nam nên bạn không phải chịu bất kỳ khoản thuế nào khi xuất khẩu cà phê ra thị trường ngoài nước.
Nông sản cà phê nằm trong nhóm hàng hoá thuộc chương 9: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị. Có thể nhận thấy các mặt hàng thuộc nhóm này hơi khá đa dạng và không dễ để nhận diện từng loại. Do đó doanh nghiệp phải căn cứ vào tính chất cấu tạo, cách chế biến cũng như thực tế mẫu hàng để áp dụng mã HS code phù hợp khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê.
Dựa vào biểu thuế xuất khẩu, bạn có thể tham khảo mã HS code của cà phê theo 2 loại như sau:
Theo đó, thuế xuất khẩu cà phê là 0% và thuế VAT cũng là 0%. Nhờ đó, sản lượng xuất khẩu cà phê luôn chiếm tỉ trọng lớn trong biểu đồ phát triển ngoại thương của nước ta.
Thuế xuất khẩu của mặt hàng cà phê là 0%
Một lưu ý hết sức quan trọng trước khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê chính là xác định với đối tác nhập khẩu có cần yêu cầu kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không. Điều này giúp công ty xuất khẩu tránh được rủi ro hàng bị trả về vì không đủ điều kiện nhập khẩu ở nước ngoài.
Tổng cục Hải Quan có trách nhiệm cập nhật danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch cho hàng hoá. Từ đó họ ứng dụng vào phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào quốc gia có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải Quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch đúng quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật rất cần thiết khi thực hiện thủ tục xuất khẩu cà phê
Như đã biết, Việt Nam là thành viên tham gia Công ước Bảo vệ thực vật quốc tế (IPPC), tổ chức Thương mại quốc tế (WTO). Đồng thời nước ta cũng đã ký kết các Hiệp định hợp tác về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật với một số nước khác như: Cu Ba, Nga, Mông Cổ, Chile, Rumani, Trung Quốc, Belarus, Uzbekistan, Kazakhstan. Chính vì vậy, các lô hàng cà phê xuất khẩu đến những quốc gia này phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật quốc gia kèm theo mỗi lô hàng.
Hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê phải thực hiện theo quy định pháp luật
Hồ sơ, chứng từ khai báo hải quan xuất khẩu cho mặt hàng cà phê theo quy định pháp luật, bao gồm:
Ai cũng biết xuất khẩu cà phê đang là thế mạnh trong giao dịch ngoại thương của Việt Nam. Chính vì thế trong thủ tục xuất khẩu cà phê có quy định riêng về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá. Giấy chứng nhận này sử dụng riêng cho mặt hàng cà phê có xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu đi các nước. Loại giấy tờ này được gọi tắt với cái tên: C/O ICO hay C/O form ICO
Chứng nhận C/O form ICO được phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam theo đúng quy định của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO). Tuỳ theo từng phân loại hàng cà phê như: cà phê chè nhân, cà phê vối nhân, cà phê đã rang, cà phê hoà tan, …sẽ có bộ C/O mẫu ICO tương ứng cho mỗi loại.
Nếu doanh nghiệp xuất khẩu nhiều loại cà phê thì bạn nên xin cơ quan chức năng cấp nhiều bản chứng nhận C/O ICO cho từng loại cà phê. Việc làm này nhằm chứng minh cho cơ quan hai nước về xuất xứ rõ ràng, hợp pháp của lô hàng hoá trong quá trình xuất nhập khẩu.
Qua đây, bạn đã nắm được một số thông tin cần thiết cho việc chuẩn bị các hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cà phê. Trường hợp có vấn đề vướng mắc, đề nghị doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp với ITS Logistics Việt Nam nơi dự kiến làm thủ tục xuất khẩu. Bạn sẽ nhận được những hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu xuất khẩu cà phê mà không đủ nhân lực hoặc chưa có kinh nghiệm thực hiện, ITS Logistics Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục trọn gói từ xưởng về kho với thời gian thông quan nhanh gọn, uy tín, chuyên nghiệp và hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.
Thông tin báo giá chi tiết về dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ: www.itslogistics.com.vn
Sản xuất cà phê (rang, xay cà phê, sản xuất cà phê phin và cà phê hòa tan) Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống Mua bán rượu, bia, thuốc lá Mua bán thiết bị và linh kiện điện, điện tử, viễn thông Kinh doanh nước giải khát, cà phê Hoạt động của các điểm truy cập Internet Mua bán nông sản Sản xuất, chế biến nông sản Mua bán vật liệu xây dựng
HIỆP HỘI CÀ PHÊ - CA CAO VIỆT NAM
Vietnam Coffee Cocoa Association ( Vicofa )
Bền vững - Năng suất - Chất lượng - Giá trị gia tăng
(TTĐN) - Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức tăng từ 19,24% trong 7 tháng đầu năm 2022 lên 23,35% trong 7 tháng đầu năm 2023.
Đức tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), 7 tháng đầu năm 2023, Đức nhập khẩu cà phê từ thế giới đạt xấp xỉ 669,4 nghìn tấn, trị giá 2,6 tỷ EUR (tương đương 2,75 tỷ USD), giảm 9,3% về lượng và giảm 16% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng tháng 7/2023, Đức nhập khẩu cà phê từ thế giới đạt 88,9 nghìn tấn, trị giá 349 triệu EUR (tương đương 368,58 triệu USD), giảm 9,1% về lượng và giảm 11,8% về trị giá so với tháng 6/2023, so với tháng 7/2022 giảm 17% về lượng và giảm 26,3% về trị giá.
Tháng 7/2023, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Đức từ thế giới đạt mức 3.924 EUR/tấn, giảm 3% so với tháng 6/2023 và giảm 11,2% so với tháng 7/2022.
Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Đức từ thế giới đạt mức 3.888 EUR/tấn, giảm 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Đức từ hầu hết các thị trường nội khối và ngoại khối giảm, ngoại trừ Italia và Tây Ban Nha.
Theo Eurostat, 7 tháng đầu năm 2023, Đức nhập khẩu cà phê từ thị trường nội khối EU đạt 104,55 nghìn tấn, trị giá 613,2 triệu EUR (tương đương 647,54 triệu USD), tăng 20,5% về lượng và tăng 14,1% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Đức tăng nhập khẩu cà phê từ nhiều thị trường, ngoại trừ Italia.
Cơ cấu thị trường cung cấp cà phê cho Đức từ thị trường ngoại khối EU (% tính theo lượng) (Nguồn: Eurostat)
Đối với thị trường ngoại khối, 7 tháng đầu năm 2023, Đức nhập khẩu cà phê từ các thị trường ngoại khối EU đạt 564,84 nghìn tấn, trị giá 1,99 tỷ EUR (tương đương 2,1 tỷ USD), giảm 13,2% về lượng và giảm 22,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, Đức giảm nhập khẩu cà phê từ nhiều thị trường ngoại khối, ngoại trừ Việt Nam và Honduras…
7 tháng đầu năm 2023, Đức nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 156,3 nghìn tấn, trị giá 332,55 triệu EUR (tương đương 351,18 triệu USD), tăng 10,1% về lượng và tăng 6,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức từ thế giới tăng từ 19,24% trong 7 tháng đầu năm 2022 lên 23,35% trong 7 tháng đầu năm 2023.
Nguyễn Hạnh Nguồn: congthuong.vn
Theo báo Die Welt (Thế giới), Việt Nam là nước sản xuất cà phê lớn thứ nhì thế giới và phần lớn cà phê Việt Nam được xuất khẩu sang Đức.
Tại Buôn Ma Thuột, trung tâm trồng cà phê của Việt Nam, các đồn điền trồng cà phê bạt ngàn, xanh ngắt tới tận chân trời. Các cây cà phê chỉ cao khoảng 1,5 m.
Hôm đó, trời nắng nóng khoảng 30 độ C, Nguyễn Khắc Chung đang đi thu hoạch cà phê. Chung năm nay 55 tuổi, đã 32 năm trồng cà phê và là một trong 600 công nhân làm việc trong đồn điền cà phê của doanh nghiệp nhà nước Việt - Đức ở Buôn Ma Thuột. Anh nói: „Tôi rất hài lòng với công việc của mình". Hiện nay, mỗi ngày anh thu hoạch trung bình được 20 bao cà phê hạt, mỗi bao chừng 70 kg.
Cà phê là một trong những sản phẩm quan trọng nhất của Việt Nam, nước sản xuất cà phê lớn thứ nhì thế giới sau Brazil. Phần lớn cà phê Việt Nam được đưa sang Đức để chế biến.
Việt Nam thu hoạch ít cà phê hơn, giá cả sẽ tăng lên
Tại Việt Nam, ai muốn cũng có thể trồng cà phê. Vì vậy, khác với ở Nam Mỹ, người nông dân Việt Nam nhận được phần lớn doanh thu từ cà phê.
Volcafe, một nhà buôn cà phê quốc tế ước tính năm 2014, sản lượng cà phê của Việt Nam sẽ giảm khoảng ba triệu bao, mức sụt giảm lớn nhất kể từ chín năm qua. Trong con số thống kê về xuất khẩu của Hiệp hội cà phê quốc tế trong 12 tháng qua, việc sụt giảm đó chưa được thể hiện, vì trên thị trường thế giới còn được bán cà phê hạt của vụ trước. Nhưng giá cả đối với những người uống cà phê Việt Nam và châu Âu sẽ tăng lên.
Thu hoạch cà phê ở Buôn Ma Thuột
Tại Buôn Ma Thuột, năm nay người ta cũng sẽ thu hoạch được ít cà phê hơn. Đức Thắng, một người quản lý vài đồn điền cà phê của tập đoàn quốc doanh Việt - Đức cho biết: „Sản lượng năm nay giảm khoảng 15 tới 20% so với năm ngoái. Nhưng chúng tôi vẫn hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, vì giá cả cao hơn năm ngoái".
Nestle thành lập Hợp tác xã cho các nông dân trồng cà phê
Thông qua các nhà buôn trung gian, cà phê được chuyển tới những nhà chế biến nước ngoài như tập đoàn Neumann của Đức, tập đoàn xử lý, chế biến sàng lọc cà phê từ Việt Nam, Nam Mỹ cũng như châu Phi. Thomas Weiske, Giám đốc Neumann ở Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: „Chúng tôi hợp tác với nông dân và những nhà buôn trung gian".
Weiske kể, Câu chuyện thành công của cà phê Việt Nam mãi bắt đầu với việc tư hữu hóa công nghiệp". Tại Việt Nam, đất đai là của nhà nước. Nông dân thuê diện tích đất trong 50 năm, mỗi hộ gia đình trung bình được thuê 1,2 ha. Đối với nhiều gia đình thì việc trồng cà phê là nguồn thu nhập quan trọng nhất.
So với các đồng nghiệp ở Nam Mỹ thì những người trồng cà phê Việt Nam sướng hơn, vì họ được hưởng 95% doanh thu, những nhà buôn trung gian và các tập đoàn lớn chỉ được hưởng một phần nhỏ.
Weiske cho biết: "Việt Nam là một quốc gia cà phê non trẻ. Tại đây, ngay từ đầu nông dân đã có thể có được những thông tin quan trọng như giá thị trường thế giới". Giá thành sản xuất một tấn cà phê nguyên liệu vào khoảng 1.200 USD, người nông dân có thể bán được 2.000 USD, tương đương 1.600 Euro. Weiske ước tính bình quân một héc ta có thể cho thu hoạch 2,5 tấn cà phê.
Phần lớn cà phê được xuất khẩu sang Đức
Nền nông nghiệp với những nông dân nhỏ lẻ làm cho các tập đoàn lớn như Nestle tương đối khó bám trụ ở đây. Thị trường phân tán, khó mà mua được khối lượng cà phê lớn với cùng một giá. Vì vậy, từ vài năm nay, Nestle đã thành lập các hợp tác xã để có thể bỏ qua các nhà buôn trung gian và làm cho nông dân trung thành hơn. Vũ Quốc Tuấn, làm việc ở Nestle tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Trong quá khứ, chúng tôi khó mà mua đủ được cà phê của nông dân".
Ngoại trừ một số ít doanh nghiệp nhà nước, không có những đồn điền cà phê lớn để những nhà chế biến quốc tế như Nestle có thể đặt hàng. Vũ Quốc Tuấn nhận xét: „Mỗi nông dân như một nhà đầu cơ nhỏ. Tất cả đều tàng trữ một ít cà phê và đặt hy vọng vào giá cả sẽ tăng. Đối với những người trồng cà phê thì cà phê hạt được tích trữ giống như một tài khoản ngân hàng. Khi nào nông dân cần tiền, họ lại bán ra một ít".
Nestle vận hành một nhà máy lớn ở tỉnh Đồng Nai, chế biến mỗi năm 45.000 tấn cà phê. Nakhle Kattan, Giám đốc nhà máy nói: „Chúng tôi xuất khẩu, nhưng cũng sản xuất cho tiêu dùng ở địa phương. Tuy theo thị trường mà pha trộn khác nhau. Ở Việt Nam, người ta uống cà phê rất đặc, có nhiều coffein. Vì vậy, quảng cáo ở lối vào của nhà máy có hàng chữ:"Cà phê đen cực mạnh"".
Nhưng chỉ một phần nhỏ trong 27,5 triệu bao cà phêthu hoạch năm 2013 được tiêu thụ ở Việt Nam. Theo con số thống kê của Hiệp hội cà phê Đức, năm ngoái có 19% sản lượng cà phê Việt Nam được xuất khẩu sang Đức. Từ nhiều thập kỷ nay, cà phê đã là nước uống yêu thích nhất của người Đức với tiêu thụ bình quần đầu người là hơn bảy cân cà phê nguyên liệu một năm.
Trong cà phê tan thường có cà phê Việt Nam
Nhưng không phải người ta uống hết cà phê Việt Nam ở đây. Holger Preibisch, Giám đốc điều hành Hiệp hội cà phê Đức cho biết: "Đức là vô địch thế giới trong xuất khẩu các sản phẩm cà phê. Vì vậy, một phần cà phê tiếp tục được chế biến ở Đức và xuất khẩu sang các nước khác".
Nhiều loại cà phê pha trộn hoặc sản phẩm cà phê tan có chứa cà phê nguyên liệu từ Việt Nam, nhưng không được ghi chú. Jan Nöther, một người làm việc ở Phòng Công thương Đức ở Istanbul, trước đây làm việc nhiều năm ở Việt Nam cho biết, Cà phê Việt Nam không có thương hiệu. Vì vậy, người tiêu dùng Đức thường không biết là họ uống cà phê ít nhất có một phần từ Việt Nam.
Nhiều khách hàng không biết trong Nescafe là cà phê nguyên liệu từ Việt Nam
Mặc dù nhu cầu gia tăng, Việt Nam trước hết chắc vẫn đứng thứ hai trong thị trường cà phê thế giới. Thomas Weiske nói: Chính phủ tìm cách kiểm soát việc trồng cà phê, không để tiếp tục gia tăng không có kiềm chế". Tuy nhiên, rất khó mà duy trì được diện tích trồng tối đa 630.000 ha hiện nay.
Röster Will Frith nói: "Trong ngành công nghiệp cà phê Việt Nam, số lượng được ưu tiên hơn chất lượng. Loại cà phê Robusta được trồng ở đây nhiều lúc cho sản phẩm nhiều gấp năm lần loại cà phê Arabica có chất lượng cao hơn". Nhất là khi giá cà phê cao, nhiều nông dân trồng cà phê tìm cách tăng sản lượng, kể cả việc họ trồng cà phê trong khu rừng nguyên sinh là nơi bị cấm.
Chiến tranh đã kìm hãm việc trồng cà phê
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ 19, ở Việt Nam đã có cây cà phê. Trước hết cà phê được trồng cho các ông chủ thực dân Pháp. Gần 50 năm sau, đầu thế kỷ 20, một ngành công nghiệp cà phê được phát triển.
Trong những năm 90 có nhiều nhà máy cà phê với quy mô công nghiệp được thành lập, người ta đặt cược vào khối lượng lớn và lợi nhuận lớn".
Trong vòng vài năm, Việt Nam đã tăng thị phần trên thị trường thế giới lên hiện nay khoảng 19%. Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) có trụ sở ở Luân Đôn, trung bình mỗi năm ngành cà phê Việt Nam tăng lên 9% và sản xuất được 27,5 triệu bao cà phê vào năm 2013. Hiện có khoảng 2,6 triệu người làm việc trong ngành cà phê Việt Nam.
Cải thiện phương pháp trồng sẽ tăng sản lượng
Do diện tích trồng cà phê bị hạn chế, nông dân giờ đây tìm cách tận dụng tốt hơn diện tích canh tác của mình. Vũ Quốc Tuấn của hãng Nestle cho biết: chúng tôi hướng dẫn nông dân cách tưới khôn khéo để tăng sản lượng, mà không phải bón thêm phân".
Cả Nguyễn Khắc Chung cũng biết sự quan trọng của việc chăm sóc cây cà phê.Anh nói: Chúng tôi thường xuyên cắt đi những cành bị chết, nếu không, chúng sẽ thu hút sâu bọ tới".
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng lên. Do đó, việc xuất khẩu cà phê cũng được đẩy mạnh hơn. Đồng thời, khi thực hiện thủ tục xuất khẩu cà phê các doanh nghiệp cần nắm rõ các thông tư văn bản theo quy định pháp luật. Việc này sẽ giúp cho quá trình xuất khẩu sản phẩm này diễn ra một cách thuận tiện hơn.
Trên đây là một số thông tư văn bản làm cơ sở cho việc được phép xuất khẩu cà phê đi tiêu thụ tại các quốc gia khác.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần nắm được các thông tư văn bản của pháp luật