Đa cấp là gì ? hoạt động kinh doanh đa cấp là như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Bởi thực trạng đa cấp và kinh doanh đa cấp ở Việt Nam hiện nay đang biến thể với nhiều cách khách nhau làm cho người tiêu dùng hoang mang. Với bài viết ” Đa cấp là gì ? Cách nhận biết công ty đa cấp lừa đảo ” dưới đây hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn.
Đa cấp là gì ? hoạt động kinh doanh đa cấp là như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Bởi thực trạng đa cấp và kinh doanh đa cấp ở Việt Nam hiện nay đang biến thể với nhiều cách khách nhau làm cho người tiêu dùng hoang mang. Với bài viết ” Đa cấp là gì ? Cách nhận biết công ty đa cấp lừa đảo ” dưới đây hy vọng sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các bạn.
Có một thực tế rất rõ ràng, đi cùng với những công ty đa cấp được cấp phép hoạt động một cách hợp pháp thì hiện nay vẫn còn tồn tại những công ty ở dạng lừa đảo, và nếu như không biết cách phân biệt thì rất dễ rơi vào hoàn cảnh tiền mất tật mang với những thủ đoạn lừa đảo của các công ty này. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận dạng bạn có thể tham khảo:
‣ Đầu tiên, những doanh nghiệp này đăng các nội dung quảng cáo trên phương tiện Internet (như website về việc làm, zalo, facebook…) về việc tuyển dụng nhân sự với các tiêu chí rất chung chung, dễ đáp ứng nhưng lại “rất hấp dẫn” về thu nhập, ví dụ như:
Tuyển nhân viên kinh doanh: lương 10 triệu/tháng không cần kinh nghiệm và bằng đại học, thời gian làm việc linh động;
Tuyển cộng tác viên online: làm ca 4 tiếng/ngày thu nhập 6 triệu/tháng chưa kể hoa hồng…
Đối tượng của những đoạn quảng cáo này hướng đến thường là những người đang tìm kiếm việc làm hoặc các bạn sinh viên muốn đi làm thêm;
‣ Khi nộp hồ sơ xin việc, các ứng viên được hẹn phỏng vấn nhưng thực chất để các nhân viên của doanh nghiệp tiếp cận hỏi han về hoàn cảnh gia đình, làm thân và lấy sự tin tưởng của người đang tìm việc.
Tiếp đến, những nhân viên này vẽ vời một tương lai tươi sáng thu nhập hàng trăm triệu một tháng cùng những chuyến du lịch, đào tạo tại nước ngoài làm cho các ứng viên ham thích và muốn tham gia.
Sau đó, nhân viên tuyển dụng bằng nhiều các biện pháp kể cả dụ dỗ và ép buộc người xin việc nộp các khoản tiền rất lớn với nhiều lý do (như phí đào tạo kỹ năng bán hàng, mua tài liệu kinh doanh…) hoặc bị yêu cầu mua một gói sản phẩm ban đầu để đầu tư hay “gia nhập” doanh nghiệp;
‣ Sau khi đã nộp tiền, người tham gia/người được tuyển dụng có thể nhận được một khoản hoa hồng nhỏ để khuyến khích họ tuyển thêm người khác hoặc chính họ tiếp tục nộp thêm tiền có vị trí kinh doanh với mức hoa hồng cao hơn.
Thực chất công việc của họ chỉ là tuyển được thêm người, bán hàng hóa với mức giá cao vô lý hoặc nộp thêm nhiều tiền nữa lên cấp bậc. Nếu không làm các các công việc trên thì họ cũng không nhận thêm được bất kỳ các khoản thu nhập nào.
Trường hợp muốn khiếu nại về các khoản phí đã nộp, nạn nhân thường không có các chứng từ giao dịch với doanh nghiệp, các biên lai hay phiếu thu nộp tiền đều không có dấu của doanh nghiệp.
Nguồn thu nhập đến từ việc tuyển dụng thêm người khác vào mạng lưới
Phân phối các dòng sản phẩm cao cấp, chất lượng đã được cấp phép lưu hành
– Người tham gia phải đặt cọc, mua hàng hoặc đóng tiền: Khi được mời tham gia một doanh nghiệp bán hàng đa cấp, lưu ý nếu phải bỏ ra một khoản tiền để đặt cọc, mua hàng thì cần phải cẩn trọng. Việc tiêu dùng hoặc bán hàng hóa của doanh nghiệp là tùy thuộc nhu cầu, khả năng của bản thân người tham gia, công ty không được yêu cầu người tham gia phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Nhiều công ty bán hàng đa cấp bất chính tồn tại nhờ số tiền những người mới gia nhập bỏ ra mua hàng. Khi không tuyển thêm được người hoặc khi người được tuyển không mua hàng, công ty sẽ rất khó để tồn tại. – Chỉ tập trung tìm kiếm người tham gia vào hệ thống: Công ty cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận “hoa hồng” từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hệ thống mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó. Một công ty bán hàng đa cấp chân chính, việc tuyển dụng sẽ không mang lại lợi ích nếu những người được tuyển dụng không bán hàng. Bởi vì chỉ có bán hàng mới giúp hàng hóa được tiêu thụ, mang về doanh thu cho doanh nghiệp, và từ đó nhà phân phối được trả hoa hồng. – Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn: Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng, phân phối hàng hóa, không phải là một hình thức đầu tư, do đó phải cân nhắc khi nghe những lời hứa hẹn hấp dẫn về lợi nhuận. Người tham gia chỉ có thu nhập khi bán được hàng hóa và những người trong cùng hệ thống bán được hàng hóa. – Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày: Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 40, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Nếu công ty không cho phép người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa đã mua thì cần xem xét cẩn trọng. – Không có giấy phép bán hàng đa cấp Truy cập website của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: http://www.vca.gov.vn/DNBHDC.aspx?CateID=424 để kiểm tra. Trên đây chỉ là một số tiêu chí để xác định doanh nghiệp đa cấp có hoạt động bất chính không, do hiện nay có quá nhiều biến tướng của loại hình kinh doanh này nên người dự định tham gia cần phải xem xét, đánh giá toàn diện các yếu tố liên quan đến hoạt động của công ty đa cấp đó.
Ngày nay, hoạt động bán hàng đa cấp đã không còn xa lạ trong cuộc sống. Làm giàu nhanh chóng, dễ dàng mà không mất công sức gì là những câu được những thủ lĩnh tiêm nhiễm cho người mới gia nhập mạng lưới kinh doanh đa cấp. Vậy bán hàng đa cấp là gì, có cách nào để nhận biết công ty đa cấp lừa đảo không?
Đa cấp hay kinh doanh đa cấp (tiếng Anh: Multi-Level Marketing) hoặc kinh doanh theo mạng lưới (Network Marketing) là một chiến lược tiếp thị để bán dịch vụ/sản phẩm thông qua hệ thống mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhánh khác nhau.
Người tham gia hệ thống kinh doanh đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ hoạt động kinh doanh của mình và của mạng lưới do mình xây dựng.
Theo khoản 1, điều 3 nghị định số 40/2018/NĐ-CP quy định: “Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.”
Như vậy, kinh doanh đa cấp là một ngành nghề đã được nhà nước thông qua và cho phép đi vào hoạt động chính thức sau nghị định này, bản chất của bán hàng đa cấp không xấu. Tuy nhiên, cũng như bất kì một ngành nghề nào, luôn có những kẻ lợi dụng khe hở của pháp luật để trục lợi, dẫn đến nhiều nhận định sai lầm về bán hàng đa cấp.
1. Chủ yếu tập trung tuyển dụng
Điểm mấu chốt ở những doanh nghiệp bán hàng đa cấp lừa đảo là liên tục tuyển dụng thêm người vào mạng lưới. Nếu bạn chú ý quan sát thấy một công ty chỉ suốt ngày đăng tin tuyển dụng nhân sự mà không tổ chức các hoạt động đào tạo kỹ năng bán hàng và nâng cao kiến thức về sản phẩm thì rất có thể đây là công ty lừa đảo.
Đối với một doanh nghiệp bán hàng đa cấp chính thống thì việc tuyển dụng thêm nhiều nhân sự sẽ chẳng có nghĩa lí gì nếu như họ không bán được sản phẩm. Bởi vì doanh thu, lợi nhuận của công ty đến từ hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đến người dùng.
2. Làm mọi cách khiến người tham gia mua hàng hoặc đóng tiền
Những công ty bán hàng đa cấp bất chính duy trì hoạt động từ số tiền đóng góp của các nhà đầu tư. Lợi nhuận của công ty thu được từ nguồn này và để chi trả hoa hồng cho những người có công tuyển dụng.
Họ không chú trọng việc bán hàng vì doanh thu không đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Họ thường bắt buộc những người tham gia phải đóng góp phí cao hoặc mua một số lượng hàng hóa vượt ngoài nhu cầu thực sự của mình, bắt người phân phối dự trữ khối lượng hàng lớn và không được đổi trả.
Bản chất tốt của bán hàng đa cấp là sự lan tỏa niềm tin tới mọi người xung quanh những sản phẩm, dịch vụ tốt. Vì vậy, những sản phẩm có chất lượng không tốt thì bạn sẽ không có gì để giới thiệu, sẽ không bán được hàng và không thu được lợi nhuận từ việc này.
4. Không chú trọng bán hàng, tiêu thụ sản phẩm
Hoạt động chính của kinh doanh đa cấp là bán hàng. Vậy nên khi quan sát một công ty mà bạn thấy họ không chú trọng nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như không đẩy mạnh hoạt động marketing cho sản phẩm của mình thì nguồn doanh thu của công ty đến từ đâu?
5. Hứa hẹn về khoản lợi nhuận hấp dẫn
Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện về một chiếc bánh được vẽ lên tường chưa? Bạn chẳng thể ăn được chiếc bánh đó đâu, giống như lời hứa hẹn của một công ty đa cấp lừa đảo vậy.
Không có đồng tiền chân chính nào được làm ra một cách dễ dàng mà không phải trải qua mồ hôi nước mắt lao động vất vả. Vì thế, bạn hãy đủ tỉnh táo để nhận ra khoản lợi nhuận lớn bất thường được treo trước mắt để tránh được cạm bẫy của đa cấp lừa đảo.
Yêu cầu người khác đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.