Cháo Vịt Thuận là một quán ăn nổi tiếng với hương vị cháo vịt tuyệt vời tại Huế. Quán chuyên chế biến các món ngon từ vịt, trong đó nổi bật nhất là cháo vịt với vị ngọt thanh, đậm đà và hấp dẫn. Không gian quán dân dã, gần gũi, mang đậm nét văn hóa Huế, thu hút cả du khách và người dân địa phương đến thưởng thức. Bên cạnh món cháo vịt, quán còn nổi tiếng với các món vịt quay, vịt luộc, và xôi ngon.
Cháo Vịt Thuận là một quán ăn nổi tiếng với hương vị cháo vịt tuyệt vời tại Huế. Quán chuyên chế biến các món ngon từ vịt, trong đó nổi bật nhất là cháo vịt với vị ngọt thanh, đậm đà và hấp dẫn. Không gian quán dân dã, gần gũi, mang đậm nét văn hóa Huế, thu hút cả du khách và người dân địa phương đến thưởng thức. Bên cạnh món cháo vịt, quán còn nổi tiếng với các món vịt quay, vịt luộc, và xôi ngon.
Thư viện nằm trong hệ thống công trình của Bảo tàng Manga quốc tế Kyoto (Kyoto Internation Manga Museum) tại cố đô Kyoto, được mở cửa hoạt động vào năm 2006 với mục đích trưng bày, lưu giữ và phục vụ sở thích đọc truyện tranh của người dùng Nhật.
Thư viện có nguồn truyện tranh vô cùng phong phú
Thư viện có nguồn tài liệu về truyện tranh vô cùng phong phú với hơn 300.000 đầu sách, tranh ảnh các loại. Bảo tàng đã dành một số khu vực riêng rộng rãi cho bạn đọc thỏa thích đọc truyện như: trong phòng đọc, các ghế ngoài trời hoặc bãi cỏ rộng trước thư viện. Do đó, với các tín đồ mê manga, đây sẽ là địa điểm vô cùng lý tưởng và thú vị để có thể thỏa sức đắm chìm vào thế giới mộng mơ đầy sắc màu.
4 thư viện kể trên chỉ là một phần nhỏ trong hệ thống thư viện của đất nước Nhật Bản, điều này chứng tỏ tinh thần ham học hỏi của người dân Nhật, cùng phản ánh nền giáo dục đề cao tinh thần tự học và khám phá của xứ Phù Tang. Nhờ vào yếu tố này, dù không có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng Nhật ngày nay vẫn vươn lên và trở thành nền kinh tế lớn không chỉ ở Châu Á mà còn trên toàn thế giới.
Khám phá Bảo tàng Khoa học thành phố Nagoya, tỉnh Aichi
* Bài viết thuộc bản quyền của LOCOBEE. Vui lòng không sao chép hoặc sử dụng khi chưa có sự đồng ý chính thức của LOCOBEE.
Khi nhắc đến kho sách ở nước Nhật, đầu tiên chúng ta phải kể đến thư viện lớn nhất Châu Á – Nakanoshima ở tỉnh Osaka. Công trình này được khởi công xây dựng từ năm 1904 nhưng mãi đến năm 1974 mới hoàn thành và đưa vào sử dụng. Thư viện sở hữu nguồn tài liệu lớn và quý hiếm với những tư liệu cổ, tài liệu về Osaka, sách liên quan đến kinh doanh – những thứ được xem là tài sản văn hóa quan trọng của đất nước Nhật Bản.
Thư viện lớn nhất Châu Á – Nakanoshima – Ảnh: duhocnhat.org.vn
Kiến trúc độc đáo của thư viện cũng là một yếu tố thu hút du khách và bạn đọc. Tòa nhà được thiết kế theo phong cách Neo Baroque cổ điển với mái vòm và các cột trụ thời kì Hy Lạp cổ, bởi hai kiến trúc sư nổi tiếng thời bấy giờ: Magoichi Noguchi và Yutaka Hidaka. Chính vì thế, khi đặt chân đến đây, mọi người thường bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa vững chãi, uy nghi của công trình kiến trúc hơn 100 năm tuổi này.
Tòa nhà hình hộp bánh này tọa lạc tại thành phố Kanazawa thuộc tỉnh Ishikawa, được xây dựng vào năm 2011 theo bản thiết kế của 2 kiến trúc sư Kazumi Kudo và Hiroshi Horiba, Ngày nay, đây là một trong những thư viện hiện đại bậc nhất ở Nhật Bản. Công trình này nổi bật với một mạng lưới khoảng 6000 tấm kính hình tròn được lắp vào các lỗ khoét trên bức tường của thư viện, nhằm tận dụng ánh sáng tự nhiên bên ngoài giúp không gian bên trong luôn thoáng đãng và sáng sủa.
Thư viện Kanazawa có thiết kế rất độc đáo – Ảnh: toplist.vn
Thư viện có cấu trúc 3 tầng với rất nhiều sách thuộc đủ mọi thể loại khác nhau, được bố trí bao quanh khu vực ngồi đọc. Chính vì thế, khi bước vào đây, người dùng được trải nghiệm cảm giác “ngụp lặn” trong biển sách cùng không gian chan hòa ánh sáng, đem lại cảm giác tươi mới và sảng khoải cho bạn đọc.
Không gian thư viện luôn chan hòa ánh sáng tự nhiên
Thư viện này nằm ở thành phố Sendai thuộc tỉnh Miyagi, được khởi công xây dựng vào năm 1995 theo thiết kế của kiến trúc sư Toyo Ito, đến năm 2001 thì hoàn thành và đi vào hoạt động. Thư viện Sendai Mediatheque được các chuyên gia đánh giá cao về sự đột phá trong kĩ thuật với một tòa nhà 7 tầng dạng khối lập phương trong suốt, cùng các tấm sàn mỏng lơ lửng treo trên những ống thép. Bên cạnh đó, không gian của thư viện được mở rộng tối đa bằng các tường kính, tăng hiệu quả giao thoa giữa các phòng và với môi trường tự nhiên bên ngoài.
Thư viện nổi bật với thiết kế 7 tầng dạng lập phương trong suốt
Thư viện có nguồn tài liệu lớn, cùng trang thiết bị hiện đại được đầu tư đầy đủ. Mỗi tầng của tòa nhà đảm nhận một chức năng khác nhau, nhằm phục vụ tối đa nhu cầu thông tin của người dùng. Chính vì thế, hiện nay, Sendai Mediatheque là thư viện lớn và tân tiến nhất ở Nhật Bản.