Duyên Hải Nam Trung Bộ Là Miền Gì

Duyên Hải Nam Trung Bộ Là Miền Gì

Được thành lập vào tháng 5/2007, CTCP Đầu tư và Sản xuất Petro Miền Trung (HOSE: PMG) hoạt động chính trong lĩnh vực nhập khẩu, tồn trữ và chiết nạp khí hóa lỏng LPG; sản xuất vỏ bình gas cho thị trường miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là gas phục vụ dân cư (bình gas 12kg và 45kg).

Được thành lập vào tháng 5/2007, CTCP Đầu tư và Sản xuất Petro Miền Trung (HOSE: PMG) hoạt động chính trong lĩnh vực nhập khẩu, tồn trữ và chiết nạp khí hóa lỏng LPG; sản xuất vỏ bình gas cho thị trường miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là gas phục vụ dân cư (bình gas 12kg và 45kg).

Kinh tế biển là động lực tăng trưởng

Mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2030, Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, nhanh và bền vững với kinh tế biển, kinh tế đô thị là động lực tăng trưởng; phát triển trọng tâm tại khu vực phía Nam tỉnh tạo tiền đề cơ sở hình thành Khu kinh tế ven biển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, có khả năng chống chịu cao với thiên tai, dịch bệnh và thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước cần được đảm bảo nhu cầu sử dụng, điều hòa, phân phối hợp ly, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Về phát triển kết cấu hạ tầng, địa phương đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, hệ thống cảng biển Ninh Thuận, gồm khu bến Cà Ná và khu bến Ninh Chữ là cảng tổng hợp quốc gia, đóng vai trò đầu mối khu vực với chức năng bến cảng tổng hợp, hàng rời, hàng container, hàng lỏng/khí. Đến năm 2030, du lịch biển phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng bền vững, đóng góp 15% GRDP toàn tỉnh.

Ngoài ra, địa phương phấn đấu đến năm 2030 ngành năng lượng, năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng khoảng 12% GRDP của tỉnh, giải quyết 7,3% nhu cầu việc làm trong toàn tỉnh. Tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên nắng, gió để phát triển điện mặt trời, điện gió ven bờ, điện gió ngoài khơi, điện khí LNG, thủy điện tích năng, nguồn năng lượng mới (hydro, thủy triều, sinh khối,…).

Bà Phạm Thị Hương - Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi):

Đưa du lịch biển trở thành kinh tế mũi nhọn

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, huyện đảo Lý Sơn phấn đấu trở thành Trung tâm du lịch biển, đảo quốc gia. Huyện đảo Lý Sơn cũng xác định, du lịch biển, đảo sẽ trở thành sản phẩm du lịch mũi nhọn của địa phương và đến năm 2025, sản phẩm du lịch mũi nhọn trở thành sản phẩm có vị trí quan trọng trong khu vực miền Trung, thúc đẩy tối ưu các sản phẩm du lịch khác thành những mũi nhọn mới. Đây là thời cơ lớn để Lý Sơn phát triển du lịch biển đảo, hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững bằng ngành công nghiệp “không khói”, góp phần cải thiện chất lượng sống cho người dân trong vùng, đồng thời góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tuy nhiên, môi trường đang là vấn đề nan giải trong phát triển kinh tế biển ở Lý Sơn. Những năm gần đây, do hoạt động khai thác ồ ạt của người dân cùng với việc môi trường biển ô nhiễm đã làm suy giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học trên địa bàn huyện. Ô nhiễm môi trường biển và sự suy giảm của đa dạng sinh học ở Lý Sơn đang đe dọa lớn đến chiến lược phát triển du lịch bền vững của địa phương. Thời gian qua, song song với các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa đại dượng, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên biển, phục hồi và tái tạo đa dạng sinh học.

Tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn quy hoạch trên diện tích gần 8.000ha và được phân thành 3 vùng chức năng gồm: vùng bảo vệ nghiêm ngặt; vùng phục hồi sinh thái; vùng phát triển. Ngoài ra, nhiều mô hình phục hồi, tái tạo sinh vật biển tại Lý Sơn cũng được triển khai nhằm bảo vệ và phát triển các loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm. Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ, bảo tồn các loài nguy cấp quý hiếm, lan tỏa rộng rãi để ngư dân tham gia cùng đồng hành với Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Lý Sơn trong việc bảo vệ và phát triển các loài sinh vật nguy cấp, quý hiếm.

Như vậy, với lợi thế tiềm năng du lịch biển, đảo cùng lượng du khách ngày càng đông, việc giải quyết được bài toán rác thải và môi trường biển ở đây không chỉ bảo vệ môi trường mà còn có ý nghĩa tạo vẻ đẹp cảnh quan, tạo tiền đề cho phát triển du lịch bền vững-

Quy hoạch không gian biển tạo đòn bẩy mới cho khu vực phát triển bền vững

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh từ biển trong thời kỳ mới, tỉnh Quảng Nam chú trọng công tác quy hoạch, kế hoạch gắn với đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển. Các quy hoạch phân khu trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai, các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch vùng huyện phải được thực hiện trên tiêu chí quy hoạch sử dụng không gian biển gắn với mục tiêu quản lý liên kết vùng, giữa các địa phương có biển và không có biển, giữa Quảng Nam với các tỉnh, thành lân cận (Đà Nẵng, Quảng Ngãi) tạo đòn bẩy mới cho khu vực ven biển phát triển bền vững.

Địa phương tập trung huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế vùng Đông theo hướng dịch vụ du lịch - công nghiệp - kinh tế biển - nông nghiệp công nghệ cao. Phát triển vùng Đông nhằm thu hút các dự án trọng điểm, chiến lược quốc gia, làm động lực để thúc đẩy phát triển cho cả tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đồng thời, thực hiện hiệu quả Chiến lược khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 48/NQ-CP, ngày 03/4/2023 của Chính phủ. Tạo điều kiện cho ngư dân được vay vốn ưu đãi để đóng mới, nâng cấp tàu thuyền, đáp ứng yêu cầu vươn xa để đánh bắt, khai thác hải sản và mua sắm các trang bị, phương tiện cần thiết nhằm phục vụ thông tin, liên lạc kịp thời để tránh bão.

Thực hiện kế hoạch hành động bảo vệ môi trường biển, đảo, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, địa phương sẽ triển khai xây dựng các công trình hạ tầng vừa phục vụ nhu cầu dân sinh, phát triển kinh tế, vừa bảo đảm quốc phòng - an ninh và có khả năng đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng; tăng cường công tác kiểm tra, xử lý triệt để các nguồn thải lớn; triển khai các chương trình, kế hoạch bảo vệ, quản lý và khai thác hợp lý, bền vững các hệ sinh thái của tỉnh như: Hệ sinh thái rừng dừa nước Cẩm Thanh, hệ sinh thái rạn san hô xã Tam Hải, Tam Tiến; hình thành các khu bảo tồn mới: Khu bảo tồn biển Tam Hải; Khu dự trữ thiên nhiên Cù Lao Chàm….

Ông Hồ Xuân Ninh - Giám đốc Sở TN&MT Ninh Thuận: