Gdp Bình Quân Đầu Người Trung Quốc Năm 2023

Gdp Bình Quân Đầu Người Trung Quốc Năm 2023

Ngày 10/11/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Ngày 10/11/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết 68/2022/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Việc xây dựng kịch bản tăng trưởng, các chỉ tiêu chủ yếu đã được Chính phủ cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng

Trước đó, trình bày Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết: Một số ý kiến cho rằng mức tăng trưởng GDP khoảng 6,5% là thấp; đề nghị nghiên cứu xây dựng lại một số chỉ tiêu kinh tế với các kịch bản tăng trưởng ở các mức độ khác nhau.

Chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động chưa khả thi; đề xuất nâng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lên khoảng 6-8%.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xây dựng kịch bản tăng trưởng, các chỉ tiêu chủ yếu đã được Chính phủ cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, mục tiêu CPI bình quân năm 2023 khoảng 4,5% để thực hiện mục tiêu tổng quát, tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, sát với tình hình thực tiễn và các dự báo trong nước, quốc tế.

Chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động cơ bản phù hợp với mục tiêu tăng trưởng GDP và dự báo về tốc độ tăng lực lượng lao động năm 2023.

Việc đặt chỉ tiêu ở mức cao thể hiện quyết tâm của Chính phủ, phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời để bảo đảm hài hòa, linh hoạt trong thực hiện các mục tiêu năm 2023, do đó, xin Quốc hội cho giữ như dự thảo Nghị quyết.

Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ trong công tác điều hành cần chủ động hơn nữa để có thể đạt được kết quả ở mức cao nhất, linh hoạt, chủ động, phấn đấu vượt các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi trường được Quốc hội quyết định./.

Nguồn: xaydungchinhsach.chinhphu.vn

quốc gia có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới

Dưới đây là 10 quốc gia có GDP danh nghĩa bình quân đầu người cao nhất thế giới vào năm 2023, tính bằng đô la Mỹ:

Luxembourg, Ireland và Na Uy dẫn đầu bảng xếp hạng với GDP bình quân đầu người hơn 100.000 USD . Luxembourg là trung tâm dịch vụ tài chính quan trọng ở châu Âu, Ireland là trụ sở của nhiều tập đoàn đa quốc gia và Na Uy là một trong những nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất trong khu vực, điều này đã giải thích phân nào cho sự thịnh vượng của các quốc gia này.

Các quốc gia giàu có với quy mô dân số nhỏ hơn có xu hướng nằm ở top thịnh vượng nhất thế giới. Theo IMF, Luxembourg chỉ có khoảng hơn 600.000 người, đây là một thành phố khá nhỏ so với các quốc gia đông dân hơn. Luxembourg là một trung tâm công nghệ và trung tâm dữ liệu, thu hút một số tập đoàn lớn thành lập trụ sở chính ở Châu Âu tại đây. Mức thuế thấp cũng khiến Luxembourg trở thành nơi đầu tư lý tưởng và là nơi cất giữ tài sản hấp dẫn cho những người giàu có ở Châu Âu. Thực tế, trong top 10 chỉ có Mỹ và Australia có dân số trên 10 triệu người.

Bảng số liệu GDP bình quân đầu người của Úc qua các năm

Bảng số liệu GDP bình quân đầu người của Úc giai đoạn (1960 - 2022) được sắp xếp thứ tự theo thời gian từ hiện tại đến quá khứ.

GDP bình quân đầu người (GDP Per Capita) là gì?

Trước khi tìm hiểu GDP bình quân đầu người, chúng ta cần hiểu thuật ngữ GDP. GDP hoặc Tổng sản phẩm quốc nội là tổng của tất cả các sản phẩm được sản xuất trong nền kinh tế của một quốc gia trong một năm tài chính. GDP bình quân đầu người (GDP Per Capita) có nghĩa là tổng thu nhập (GDP thực tế hoặc danh nghĩa) của một quốc gia chia cho tổng dân số của quốc gia đó.

GDP bình quân đầu người thường được sử dụng cùng với GDP để đo lường sức khỏe kinh tế và sự thịnh vượng chung của một quốc gia hoặc là thước đo cạnh tranh để so sánh nền kinh tế của các quốc gia. Người ta cho rằng GDP bình quân đầu người cao có nghĩa là mức sống cao nhưng có nhiều yếu tố khác phải được tính toán đến khi đánh giá khả năng cạnh tranh của một nền kinh tế. GDP thường được tính bằng cách sử dụng đồng nội tệ của quốc gia đó, nhưng khi so sánh thì tiền tệ tiêu chuẩn là Đô la Mỹ.

So sánh GDP bình quân đầu người với các nước khác

Theo Bloomberg, nhờ cuộc cải cách kinh tế do Đặng Tiểu Bình khởi xướng hồi cuối thập niên 1970 mở ra tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng, sự “thần kỳ kinh tế” của đất nước đông dân nhất thế giới được dự báo vẫn sẽ tiếp tục.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng lên vị trí 64 trên 166 quốc gia được xếp hạng trên thế giới trong thời gian từ nay đến năm 2022. Vào năm 1992, Trung Quốc xếp thứ 133 thế giới về phương diện này, ngang hàng với Haiti, với hơn một nửa dân số sống dưới mức 2 USD/ngày. Như vậy, trong vòng 30 năm, Trung Quốc có thể tăng 69 bậc trong xếp hạng thế giới về GDP bình quân đầu người. Dân số nước này hiện là 1,371 tỷ người.

Theo phân tích của Bloomberg dựa trên dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu tính theo đồng giá sức mua, mức GDP bình quân đầu người 16.667 USD/năm hiện nay của Trung Quốc đã cao hơn so với của Brazil.

Quan trọng hơn, kết quả này đã chuyển thành những lợi ích hữu hình cho người Trung Quốc. Tính bình quân, tuổi thọ của người Trung Quốc đã tăng thêm 6 năm. Ngoài ra, người dân nước này đã được tiếp cận đầy đủ với điện, và chỉ còn chưa đầy 2% dân số Trung Quốc sống dưới chuẩn nghèo của thế giới - theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB).

Trong vòng 5 năm tới, mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Trung Quốc được dự báo sẽ vượt qua Mexico và quốc gia nhiều dầu lửa Azerbaijan, đồng thời sẽ chỉ kém chút ít so với Argentina.

Việc nền kinh tế Trung Quốc dịch chuyển từ chỗ dựa trên sản xuất sang dựa trên dịch vụ, cũng như việc nước này ngừng áp dụng chính sách một con, có thể sẽ đóng góp một phần trong sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, cùng với đó, khoảng cách giàu nghèo và sức ép đối với môi trường ở Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Cũng giống như Trung Quốc, ba quốc gia khác trong nhóm G-20 là Ấn Độ, Hàn Quốc, và Indonesia cũng được dự báo sẽ đạt mức hai con số về thứ hạng GDP bình quân đầu người trong thời gian 1992 - 2022. Trong đó, Ấn Độ được dự báo sẽ nhảy 27 bậc, Hàn Quốc 19 bậc, và Indonesia 13 bậc.

Trong khi đó, Hoa Kỳ được dự báo sẽ “dậm chân tại chỗ” ở vị trí thứ 10 thế giới về GDP bình quân đầu người.

Trung Quốc cũng được Bloomberg dự báo sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu kinh tế nổi trội trong nhóm 5 nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới (nhóm BRICS), gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.

GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách với Nga, sau khi đã vượt qua Nam Phi và Brazil tương ứng vào các năm 2014 và 2016. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn còn cách các nước giàu nhất thế giới một khoảng lớn về GDP bình quân đầu người. Hiện nay, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đang kém Nhật Bản (26.000 USD) và kém Hoa Kỳ (43.000 USD). Sau 5 năm, khoảng cách này được dự báo không có nhiều thay đổi.

(Chinhphu.vn) – Chiều 10/11, với 465/466 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 93,37% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023. Nghị quyết nêu rõ mục tiêu tổng quát là: Tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh.

Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự lực, tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; quyết tâm thực hiện hiệu quả với nỗ lực cao nhất Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các đột phá chiến lược. Tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật; đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia.

Chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, quan tâm đời sống người có công với cách mạng, người nghèo, người gặp khó khăn, thu nhập thấp.

Ngoài ra, đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh đối ngoại, hội nhập quốc tế, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển và củng cố, nâng cao uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Các chỉ tiêu chủ yếu gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 đô la Mỹ (USD).

Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,4-25,8%. Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%. Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,0-6,0%.

Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,2%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27,5%. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%.

Các chỉ tiêu tiếp theo là: Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 12 bác sĩ; Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32 giường bệnh. Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2% dân số.

Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 78%. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Quốc hội cơ bản tán thành các nhiệm vụ, giải pháp do Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trình và các cơ quan của Quốc hội kiến nghị, đồng thời đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.

Theo đó, Chính phủ tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh; thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương; tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan đẩy mạnh thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Tập trung phát triển, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng số; tập trung bảo vệ môi trường, quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên.

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; chú trọng phát triển toàn diện và đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa, xã hội; nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; giữ vững độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Nhiệm vụ tiếp theo là: Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tạo đồng thuận xã hội.

Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức, thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình thế giới, trong nước, hỗ trợ phục hồi và phát triển, thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023, tạo đà thuận lợi để phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu theo Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025.