Nhập khẩu ô tô là hoạt động mang ô tô mới hoặc ô tô đã qua sử dụng từ nước ngoài về Việt Nam (ô tô đã được đăng ký lưu hành tại nước xuất khẩu trước khi về đến cửa khẩu Việt Nam) theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nhập khẩu ô tô là hoạt động mang ô tô mới hoặc ô tô đã qua sử dụng từ nước ngoài về Việt Nam (ô tô đã được đăng ký lưu hành tại nước xuất khẩu trước khi về đến cửa khẩu Việt Nam) theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Ô tô nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy định tại Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng.
– Thủ tục kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải theo Quyết định số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/04/2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
Không khác gì so với các mặt hàng khác. Việc quan trọng để xác định được thuế nhập khẩu mặt hàng là xác định mã Hs sản phẩm. Đối với ô tô nhập khẩu, được xếp vào Nhóm 8703 và phân nhóm cụ thể sau:
8703: Ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả ô tô chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua.
– Căn cứ phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 122/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định:
b)Mức thuế hỗn hợp đối với xe ô tô chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (kể cả lái xe) thuộc nhóm 87.03 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được xác định như sau:
X nêu tại điểm a, điểm b nêu trên được xác định như sau:
X = Giá tính thuế xe ô tô đã qua sử dụng nhân (x) với mức thuế suất của dòng thuế xe ô tô mới cùng loại thuộc Chương 87 trong mục I Phụ lục II – Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định này tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan”
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 70/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội.
– Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Thông tư số 195/2015/TT- BTC ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH ngày 11 tháng 12 năm 2014 của Văn phòng quốc hội Luật thuế tiêu thụ đặc biệt
– Xe ôtô nguyên chiếc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT là : 10%.
– Ngoài ra, sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu xe ô tô theo chế độ tài sản di chuyển, người nhập khẩu có trách nhiệm nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan Thuế địa phương và đăng ký lưu hành xe ô tô để sử dụng tại cơ quan Công an theo quy định.
Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển tại Top One Logistics
Bước cuối cùng của việc thông quan hàng hóa bao giờ cũng là chuẩn bị một bộ chứng từ đầy đủ. Nhập khẩu ô tô cần nộp những chứng từ sau:
Ngoài ra, Căn cứ Điều 1 Thông tư số 20/2011/TT-BCT ngày 12/5/2011 của Bộ Công Thương quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống:
“Thương nhân nhập khẩu ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô (Mẫu số 15 của Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP): 01 bản chính;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng 02 điều kiện nhập khẩu ô tô nêu trên, cụ thể:
+ Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP: 01 bản sao;
+ Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.
Cách thức - Nơi nộp hồ sơ: doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.
Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực về điều kiện kinh doanh nhập khẩu ô tô nêu trên. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hình thức nộp hồ sơ và nhận kết quả: Doanh nghiệp nhận Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.
Doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải có trách nhiệm đảm bảo chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường và trách nhiệm triệu hồi ô tô theo quy định của pháp luật.
Thứ nhất, có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP. Xem chi tiết tại công việc: Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Thứ hai, có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
(Chinhphu.vn) – Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 45/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 143/2015/TT-BTC quy định thủ tục hải quan và quản lý xe ô tô, xe gắn máy của các đối tượng được phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại.
Thông tư số 45/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung quy định về “Điều kiện xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu”. Cụ thể, xe gắn máy phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy (QCVN 14:2015/BGTVT).
Chính sách quản lý xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu theo hình thức quà biếu, quà tặng, hàng mẫu, tài sản di chuyển thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Về thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy, Thông tư quy định, hồ sơ nhập khẩu, tạm nhập khẩu gồm:
– Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Mẫu số 01 – Tờ khai hàng hóa nhập khẩu Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
– Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương: 01 bản chụp.
– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với ô tô).
– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy/động cơ xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu (đối với xe gắn máy).
– Giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật của đối tượng quy định ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe (nếu có): 01 bản chính.
– Chứng từ theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
Chỉ thông quan khi có giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật
Thông tư 45/2022/TT-BTC quy định rõ về trình tự thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu. Theo đó, người khai hải quan khai đầy đủ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hải quan và gửi các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc nộp trực tiếp tại Chi cục Hải quan, chịu trách nhiệm bảo quản xe tại địa điểm được phép đưa về bảo quản trong thời gian chờ kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành.
Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe thực hiện thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu theo quy định. Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ thời điểm hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu, nếu có đủ cơ sở xác định trị giá do người khai hải quan kê khai là chưa phù hợp với hàng hóa thực tế thì cơ quan hải quan phải xác định trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu theo đúng quy định, ban hành Thông báo trị giá hải quan.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành Thông báo trị giá hải quan, nếu người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan thì cơ quan hải quan ban hành quyết định ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, xử lý vi phạm (nếu có).
Trường hợp người khai hải quan đủ điều kiện để được đưa hàng về bảo quản theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai phân công công chức theo dõi, tra cứu kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, khi có kết quả kiểm tra phải yêu cầu ngay người khai hải quan thực hiện khai bổ sung (nếu có) và thông quan hàng hóa theo quy định.
Quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày đưa hàng về bảo quản, người khai hải quan không tiến hành tiếp thủ tục hoặc cơ quan hải quan có thông tin về việc người khai hải quan không chấp hành quy định về bảo quản hàng hóa thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện kiểm tra việc mang hàng về bảo quản, nếu người khai hải quan không lưu giữ xe tại địa điểm đã đăng ký bảo quản thì thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, tạm nhập khẩu chỉ thông quan khi có giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (đối với xe ô tô) và giấy kiểm tra chất lượng xe gắn máy nhập khẩu (đối với xe gắn máy) của cơ quan kiểm tra chuyên ngành…
Thông tư 45 có hiệu lực thi hành từ 10/9/2022.