Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hai vợ chồng Đức ôm nhau khóc nức nở ở một góc phòng tang lễ sau khi thắp nén nhang đầu tiên cho anh Việt. Ảnh: Minh Đức
Mười chín năm trước, khi theo dõi ca mổ tách Việt - Đức, chúng tôi đã bắt gặp đôi mắt đỏ hoe của mẹ Mười - chị Nguyễn Thị Mười, nguyên nữ hộ sinh trưởng Bệnh viện Từ Dũ, người chăm sóc "hai con" Việt - Đức khi mới chuyển từ Hà Nội về.
Khi Việt bị viêm não sang Nhật điều trị, chị đã khóc hết nước mắt. Và sáng nay 6-10, từng kỷ niệm của chị với Việt lại hiện về. Chị kể trong nước mắt:
Chị Trương Thị Ten - nguyên nữ hộ sinh trưởng của làng Hòa Bình - có mặt ngay trong đêm khi vừa được biết Việt trở nặng. Chị cũng là người thức suốt đêm cùng với má ruột của Việt ngay từ ngày Việt ngã bệnh 2-6-2007.
Má ruột và chị gái của Việt khóc ngất. Đứng bên cạnh là ông Nishimura Yoichi, thành viên Hội Vì sự phát triển hai cháu Việt - Đức, không thể diễn đạt bằng tiếng Việt để chia buồn cùng bà, cứ cúi đầu lắng nghe bà khóc. Cách đây không lâu, tháng 12-2006, ông cùng vợ chung vui trong đám cưới của Đức và cũng là người vận động các tổ chức ở Nhật giúp đỡ hai cháu trong nhiều năm qua.
"Đức phải sống luôn cả phần anh Việt"
Tại buổi họp báo sáng 6-10, bác sĩ Trương Quốc Việt - trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Từ Dũ - cho biết khi tách cặp song sinh Việt - Đức trước đây, với hi vọng cứu Đức nên tất cả đều tập trung cho Đức. Đức có hậu môn, Việt phải dùng hậu môn nhân tạo. Bàng quang thì dành cho Đức 3/4, Việt chỉ 1/4. Bộ phận sinh dục cũng dành cho Đức, nên Việt phải tiểu bằng ống sonde đặt trực tiếp vô bàng quang. Phần lớn thành bụng cũng dành cho Đức, phải dùng da nhân tạo vá cho Việt, việc chăm sóc trong ba năm đầu sau mổ gặp rất nhiều khó khăn. Trên thế giới chưa có ca nào sau tách có đời sống thực vật mà nuôi sống được. Nhưng bệnh viện vẫn nuôi dưỡng Việt được 19 năm 2 ngày.
Trong góc phòng tang lễ, vợ chồng Nguyễn Đức ôm nhau khóc. Nhớ hơn 10 tháng trước, Đức đã dắt cô dâu đến phòng anh Việt, tặng hoa và báo tin vui cho anh. Hai vợ chồng ngồi bên giường kể rằng ngày cưới có hơn năm trăm người đến dự, hàng trăm báo đài trong và ngoài nước dự và đưa tin.
Khi ấy, đôi mắt Việt nhấp nháy. Đức nghĩ rằng Việt vui khi nghe tin đó dù 19 năm qua Việt sống đời thực vật. Đã có hai năm, đời sống thực vật của Việt khiến Đức hoảng hốt.
Đó là khi hai anh em còn dính liền nhau. Mỗi khi di chuyển, Đức đều kéo người anh bại não của mình theo. Có lúc sinh mạng Đức bị đe dọa khi Việt tưởng như trút hơi thở cuối cùng.
"Tôi luôn khao khát hai anh em được tách rời ra, tôi muốn hai anh em đều được tung tăng cắp sách đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa khác. Nhưng khi được tách ra rồi, tôi hiểu sẽ chỉ còn mình tôi được sống bình thường. Còn anh đã nhường nhiều bộ phận trên cơ thể cho tôi và sống như một cái cây" - Đức nói trong nước mắt.
Trong dòng người đến viếng, ngoài những vị bác sĩ trong kíp mổ năm nào, có rất đông bạn bè Nhật Bản. Các hãng thông tấn của nhiều nước, đặc biệt là Nhật Bản, đã chia sẻ tin buồn đến bạn bè trên thế giới.
Nhiều thành viên của Tổ chức "Vì sự phát triển của hai cháu Việt - Đức" đã bật khóc khi không kịp đến VN để nhìn Việt lần cuối. Nhìn cảnh Việt nằm thiêm thiếp như ngủ trước khi tẩn liệm, ai cũng rơi nước mắt. Chiếc quan tài quá dài so với một cơ thể gần như không có đôi chân.
Đến nhìn Việt lần cuối, đôi mắt nữ hộ sinh Đặng Thị Phụng đỏ hoe. Chị kể cách đây một tháng, khi bệnh chuyển nặng, nước mắt Việt chảy ra. Chắc là Việt đau đớn quá. Nhìn cảnh ấy, các bác sĩ và nữ hộ sinh đều khóc. Khi ấy, Việt được đưa qua phòng hồi sức. Và không ngờ... Đó là lần nước mắt của Việt chảy sau 19 năm và cũng là lần cuối cùng.
Trong quan tài của Việt chỉ có "tài sản quí nhất" là búp bê hình ông già Noel và bộ đồ chơi có nhạc. Đây là món quà Việt thích nhất khi còn sống nên mẹ Mười đã chuẩn bị để ru cho Việt ngủ. Đức nói: "Đức phải sống luôn cả phần của anh Việt. Một người anh có số phận nghiệt ngã đã nhường phần thân thể cho em. Vì vậy, Đức càng phải cố gắng sống tốt hơn".
Cặp song sinh Việt - Đức sinh ngày 25-2-1981 tại huyện Sa Thầy, tỉnh Kontum. Ngày 6-1-1983, Việt - Đức được chuyển vào Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM). Ngày 22-5-1986, Việt bị hội chứng não cấp, sốt cao và hôn mê. Việt - Đức được đưa sang Nhật điều trị từ ngày 19-6 đến 29-10-1986 trở về VN, Việt đã khỏi bệnh nhưng mất vỏ não.
Nguy cơ chết đột ngột của Việt luôn đe dọa mạng sống của Đức, nên ngày 4-10-1988 ca mổ Việt - Đức được tiến hành, kéo dài 15 giờ với sự tham gia của 70 giáo sư - bác sĩ đã thành công vang dội, được cả thế giới biết tiếng và được ghi vào sách kỷ lục Guinness năm 1991.
Việt sống đời sống thực vật và được nuôi dưỡng tại làng Hòa Bình Từ Dũ. Ngày 27-5-2007, Việt ngã bệnh, sốt cao, ăn uống kém. Đến ngày 2-6 Việt có biểu hiện viêm phổi nặng, ói, tăng tiết đàm nhớt nhiều. Các BS chia 3 ca 4 kíp trực 24/24 theo dõi, nhưng do suy giảm sức khỏe ở một người bại não, Việt đã không qua khỏi.
Nguyễn Dương (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1957) là diễn viên, đạo diễn phim truyền hình người Việt Nam. Ông được biết đến qua vai Minh trong Xóm nước đen, một số vở hài kịch của Trung tâm Vân Sơn và hàng chục bộ phim truyền hình, điển hình như Bên bờ hạnh phúc, Ông trùm, Bí mật tam giác vàng.
Nguyễn Dương tên đầy đủ là Dương Thanh Hải (Danny Nguyen), sinh ngày 24 tháng 4 năm 1957, là con cả trong gia đình có 5 anh em; em trai Dương Thanh Sơn (Vân Sơn) và 3 em gái lần lượt là Dương Thanh Hà, Dương Thanh Tuyền (Kristine Truong) và Dương Thanh Tú (Julie Nguyen).
Gia đình Nguyễn Dương có một số người tham gia vào nghệ thuật như cậu ruột Nguyễn Chánh Tín, em con cậu khác là Johnny Trí Nguyễn và Charlie Nguyễn. Vợ của Nguyễn Dương là nghệ sĩ Thu Tuyết và con gái Nikki Nhật Vi cũng từng tham gia đóng phim tại Việt Nam.
Năm 1973, Nguyễn Dương theo học lớp diễn viên tại Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, tham gia một số vở kịch trên truyền hình. Sau giải phóng Miền Nam, ông hoạt động ở xí nghiệp cơ khí Chiến Thắng quận 5 giành được một giải thưởng; sau đó làm việc tại đoàn kịch Bông Hồng cùng vợ là nghệ sĩ Thu Tuyết trong 10 năm.[1][2] Ban đầu Nguyễn Dương chuyên vào vai chính kịch, nhưng chỉ sau một lần bất đắc dĩ vào vai hài, ông trở thành một trong những gương mặt diễn viên hài được yêu thích những năm 1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).[3] Cuối những năm 1980 và đầu 1990, thu nhập gia đình không ổn định, vợ chồng Nguyễn Dương tự học thêm nghề lồng tiếng phim, công việc này sau đó theo họ đến khi hoạt động tại hải ngoại.
Nguyễn Dương tham gia chương trình Trong nhà ngoài phố của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh từ những ngày đầu đến năm 1997. Ông thành công với vở kịch Cầu hồn trong những năm 1980, trở thành kép chính và sau này tiếp tục thành công với vở kịch Đối mặt từ 1986.[2] Đầu những năm 1990, Nguyễn Dương tham gia đóng một số phim, trong đó vai phản diện Minh Đen trong bộ phim truyền hình Xóm nước đen của đạo diễn Đỗ Phú Hải gây được ấn tượng mạnh tới khán giả, giúp ông thoát khỏi hình tượng các vai chính diện trước kia.[4]
Năm 1997, khi sự nghiệp đang thăng hoa, Nguyễn Dương bất ngờ sang Mỹ định cư theo diện đoàn tụ gia đình.[5][6]
Trong thời gian này Nguyễn Dương trở thành diễn viên hài của Trung tâm Vân Sơn cùng với việc lồng tiếng phim, ông đăng ký học lớp đạo diễn và kỹ xảo, sau đó vợ chồng ông mở trung tâm băng đĩa riêng tên Đại Dương, từng về nước hợp tác với Sài Gòn Vafaco và Trung tâm Băng nhạc Bến Thành làm phim Dòng đời oan trái dài 4 tập từ kịch bản Sông dài của Hà Triều, Hoa Phượng và phim video Người trong mơ.[4][3][7]
Năm 2008, Nguyễn Dương trong kế hoạch về nước nửa năm để tham gia sản xuất chương trình Táo quân của hãng phim Lasta, tổng giám đốc Trần Minh Tiến mời ông làm bộ phim dài tập Ngõ vắng. Tiếp theo đấy là liên tiếp các dự án phim dài tập Cổng mặt trời, 30 ngày làm cha khiến ông quyết định ở lại Việt Nam.[4][5]
Trong 8 năm đầu trở lại Việt Nam, Nguyễn Dương đã sản xuất hơn 20 phim dài tập và hàng chục phim "điện ảnh truyền hình".[1] Trong đó bộ phim Máu chảy về tim có sự tham gia của cả gia đình ông.
Nguyễn Dương kết hôn với nghệ sĩ Thu Tuyết -con gái nghệ nhân đánh trống Tám Sâm- hai người từng được biết đến khi đóng chung vở kịch Tiếng nổ lúc 0 giờ.[7]
Hai người có một con gái là Dương Kim Ngân nghệ danh Nikki Dương Nhật Vi, cô theo gia đình sang Mỹ từ năm 7 tuổi, khi bố mẹ trở về Việt Nam thì cô vẫn theo học bên Mỹ. Sau khi về nước Nhật Vi tham gia đóng vai chính trong một số phim dài tập, trong số đó có những phim do Nguyễn Dương đạo diễn.[7]