Nếu như đã từng vô tình nếm thử nước mắt trong khi khóc, bạn sẽ thấy chúng sẽ có vị mặn, vì thực chất chúng được tạo thành từ nước và một chút muối. Vậy còn yếu tố nào hình thành khác hay không? Bạn hãy cùng tìm hiểu nước mắt được làm bằng gì và tại sao chúng ta lại có nước mắt qua bài viết sau đây.
Nếu như đã từng vô tình nếm thử nước mắt trong khi khóc, bạn sẽ thấy chúng sẽ có vị mặn, vì thực chất chúng được tạo thành từ nước và một chút muối. Vậy còn yếu tố nào hình thành khác hay không? Bạn hãy cùng tìm hiểu nước mắt được làm bằng gì và tại sao chúng ta lại có nước mắt qua bài viết sau đây.
Nước mắt được tạo ra trong tuyến lệ (ống dẫn nước mắt) ở góc ngoài của mí mắt. Các tuyến này chọn lọc một số thành phần từ huyết tương của bạn để sản xuất ra nước mắt. Các thành phần của nước mắt cơ bản bao gồm:
Nước mắt đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta khỏe mạnh. Nước mắt giữ cho bề mặt nhãn cầu sạch sẽ, ẩm ướt và bảo vệ mắt khỏi bị hư hại. Mặc dù, trông có vẻ giống nước bình thường, nhưng nước mắt của chúng ta thực sự khá phức tạp. Nước mắt được tạo thành từ chất nhầy, nước và dầu - mỗi thành phần đều cần thiết đối với mắt.
Nước mắt của chúng ta cũng chứa chất kháng sinh tự nhiên, được gọi là lysozyme - giúp chống lại vi khuẩn và vi rút, giữ cho bề mặt của mắt khỏe mạnh.
Cuối cùng, vì giác mạc không có mạch máu, nên nước mắt cũng là phương tiện mang chất dinh dưỡng đến các tế bào tại đây.
Hội chứng khô mắt xảy ra khi không đủ nước mắt để bôi trơn mắt
Hội chứng khô mắt là một tình trạng phổ biến, xảy ra khi lượng không đủ nước mắt để bôi trơn mắt, gây cảm giác rát hoặc cộm mắt. Mặc dù nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng khô mắt cũng thường gây chảy nước mắt, như một phản ứng đối với sự khó chịu.
Theo Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, con người tiết khoảng 56 - 113 lít nước mắt mỗi năm. Mặc dù việc sản xuất nước mắt có thể chậm lại do một số yếu tố nhất định, chẳng hạn như sức khỏe và tuổi tác, nhưng bạn thực sự không thể cạn nước mắt.
Mắt và mũi của bạn được kết nối với nhau. Khi tuyến lệ tiết ra nước mắt, chúng sẽ chảy xuống qua xương mũi và vào sau mũi, sau đó xuống cổ họng. Khi bạn khóc, nước mắt hòa với chất nhầy trong mũi. Đó là lý do khiến bạn cũng chảy nước mũi khi khóc.
Thuật ngữ “nước mắt cá sấu” được sử dụng để mô tả ai đó đang giả vờ khóc. Cụm từ này bắt nguồn từ huyền thoại rằng cá sấu khóc khi ăn thịt người. Theo một nghiên cứu năm 2007, cá sấu thực sự có thể khóc khi chúng ăn, nhưng vẫn chưa rõ lý do của những giọt nước mắt này.
Cấu tạo ba lớp của màng nước mắt
Nguyên nhân là bởi tuyến lệ của trẻ chưa phát triển đầy đủ. Bé có thể khóc không ra nước mắt trong tháng đầu tiên chào đời. Một số trẻ cũng có các ống dẫn nước mắt bị tắc. Trong những trường hợp này, bé chỉ có thể tiết ra nước mắt ở một bên, hoặc thậm chí là không bên nào.
Động vật tiết ra nước mắt để bôi trơn và bảo vệ mắt. Mặc dù chúng có thể rơi nước mắt khi phản ứng với chất kích thích và tổn thương, nhưng không liên quan đến cảm xúc như con người.
Mặc dù không biết chính xác tại sao, nhưng việc này có thể liên quan đến nam giới có ống dẫn nước mắt nhỏ hơn. Bên cạnh đó, những giọt nước mắt xúc động có chứa prolactin, một loại hormone thúc đẩy sản xuất sữa mẹ. Phụ nữ có lượng prolactin nhiều hơn 60% so với nam giới.
Tóm lại, nước mắt là một chất thiết yếu do cơ thể tạo ra để bảo vệ mắt và thị lực khỏe mạnh. Nước mắt cũng có các mục đích khác như phản ứng với kích thích bên ngoài hoặc biểu hiện một cảm xúc nhất định. Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào về nước mắt hoặc cảm thấy mình bị khô mắt, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được đánh giá.
Chăm sóc sức khỏe mắt là một phần quan trọng của sức khỏe nói chung. Để phát hiện sớm nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt thì bạn cần được thăm khám chẩn đoán các vấn đề về mắt từ sớm, tránh để bệnh tiến triển lâu ngày, dễ dẫn đến những biến chứng đáng tiếc, đặc biệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh.
Độ pH của nước mắt là căn cứ để các nhà sản xuất cho ra đời nước mắt nhân tạo phù hợp với sinh lý mắt. Nếu biết được độ pH của nước mắt là bao nhiêu thì bạn sẽ có thêm thông số để quan tâm khi lựa chọn dòng sản phẩm này cho đôi mắt của mình.
Bị khô mắt cần điều trị trong một quá trình dài và nước mắt nhân tạo chỉ có tác dụng hỗ trợ. Nếu phát hiện bất thường trong quá trình sử dụng không được phép bỏ qua mà cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
Với những công dụng của nước mắt nhân tạo như đã nêu trên, nhiều người hiểu nhầm nên lạm dụng. Việc này có thể đẩy đến nhiều hệ lụy như:
- Mắt bị xung huyết kết mạc, kích ứng, đỏ rát, nóng, ngứa.
Hy vọng chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được độ pH của nước mắt là bao nhiêu và cách dùng nước mắt nhân tạo đúng để bảo đảm an toàn cho mắt.
Khách hàng có các vấn đề về mắt có thể liên hệ đặt lịch khám tại Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cách thức thực hiện nhanh chóng.
Bình thường, tuyến nước mắt tiết ra nước mắt liên tục với tốc độ 1μl/ phút. Nhờ có nó mà kết mạc và bề mặt giác mạc của màng bao phủ, mắt được bảo vệ, mắt không bị khô và chống nhiễm khuẩn tốt.
Độ pH của nước mắt vào khoảng 7.4
Nước mắt đựng trong túi cùng kết mạc. Thông qua áp suất âm ở túi nước mắt, phần dịch nước mắt dư thừa được rút vào túi nước mắt qua ống tiểu quản. Khi động tác chớp mắt xảy ra là lúc túi nước mắt bị ép khiến cho nước mắt bơm vào trong ống mũi lệ và đổ vào khoang miệng. Trung bình, mỗi lần chớp mắt thì khoang miệng sẽ có khoảng khoảng 2μl.
Nước mắt thuộc dạng dịch, màu trong suốt. Độ pH của nước mắt là bao nhiêu? Nó thường rơi vào khoảng 7.4 và chứa nhiều chất điện giải: HCO3, Ca+, K+, Na+, Cl,..
Nước mắt tự nhiên rất cần để giữ sạch và tạo độ ẩm cho bề mặt mắt đồng thời giúp mắt được bảo vệ trước các tác nhân gây hại để không bị tổn thương. Nếu mắt bị khô vì một lý do nào đó làm hoạt động tuyến lệ bị rối loạn thì cần bổ sung nước mắt nhân tạo.
Nước mắt nhân tạo là một dạng thuốc nhỏ mắt mang tính chất và nồng độ pH và tính chất tương tự nước mắt tự nhiên. Vì thế biết được nồng độ pH của nước mắt là bao nhiêu sẽ giúp bạn chọn được loại nước mắt nhân tạo đảm bảo. Trong nước mắt nhân tạo có các hoạt chất: muối khoáng, nước tinh khiết, Polyethylene Glycol... vừa tăng độ nhờn bôi trơn mắt khô, vừa duy trì độ ẩm cho nhãn cầu. Có một số loại nước mắt nhân tạo chứa hoạt chất giảm bệnh lý tại mắt.
Nếu bạn đã biết độ pH của nước mắt là bao nhiêu thì bạn sẽ suy ra được độ pH của nước mắt nhân tạo. Độ pH trung bình của mắt khoảng 7.4 (vùng an toàn là 6.6 - 7.8) nên các sản phẩm nước mắt nhân tạo cũng được sản xuất với độ pH khoảng 7.0 - 7.6.
Nên biết độ pH của nước mắt là bao nhiêu để có căn cứ chọn nước mắt nhân tạo
Việc sử dụng nước mắt nhân tạo sẽ giúp:
- Bổ sung nước kịp thời và giúp mắt luôn đảm bảo độ ẩm cần thiết để hoạt động.
- Thay nhiệm vụ của nước mắt tự nhiên để bảo vệ và ổn định lại quá trình làm lành tế bào ở bề mặt mắt, cải thiện độ ẩm cho tế bào tổn thương do khô mắt.
- Tồn tại lâu trên bề mặt mắt để dưỡng ẩm cho mắt.