Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác si Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Và các bác sĩ Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác si Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Và các bác sĩ Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Nước ối đã có chức năng nuôi dưỡng phôi thai, bảo đảm cho sự sống còn và phát triển của thai. Từ 34 tuần trở lên, thai nhi hấp thu từ 300-500ml nước ối mỗi ngày. Lượng ối này góp phần tạo phân su, vào máu giúp cân bằng dịch trong cơ thể thai nhi và một phần được lọc tạo thành nước tiểu cho bé. Nước ối còn có chức năng bảo vệ, che chở cho thai tránh những va chạm, sang chấn, đặc biệt là bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối.
Về mặt cơ học, nước ối tạo môi trường cho thai phát triển hài hòa và bình chỉnh về ngôi thai trong ống sinh dục của mẹ trong những tháng cuối thai kỳ. Trong lúc chuyển dạ sanh, nước ối tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn. Nước ối giúp thành lập đầu ối nong cổ tử cung của mẹ giúp cho sự xóa mở cổ tử cung được thuận lợi hơn. Sau khi vỡ ối, nước ối giúp bôi trơn đường sinh dục của mẹ giúp thai nhi dễ được sinh ra hơn.
Nước ối bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và tránh được những sang chấn.
Giai đoạn đầu thai kỳ nước ối có màu trắng trong. Thai nhi càng lớn dần thì màu sắc sẽ trắng đục dần do có chứa nhiều chất gây (chất bám vào da bé giúp bảo vệ bé, một dạng như chất béo). Thai đủ trưởng thành (từ tuần lễ thứ 38), nước ối sẽ có màu trắng đục gần giống như nước vo gạo.
Nước ối có những màu sắc bất thường khác có thể là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng sức khỏe thai nhi.
Trong thai kỳ, nước ối đóng vai trò quan trọng ngang bằng với lá nhau, dây rốn, tử cung trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi. Dựa vào khảo sát thể tích, tỷ trọng và màu sắc ối người ta có thể dự báo cũng như tiên đoán được sức khỏe và tình trạng phát triển của bé đang còn nằm trong bụng mẹ. Khám sức khỏe thai định kỳ và kiểm tra chỉ số nước ối giúp phát hiện sớm những bất thường về nước ối.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nước tiểu đầu tiên được hình thành trong giai đoạn lọc máu tại cầu thận.
Cầu thận được cấu tạo từ mạng lưới mao mạch xếp song song với nhau, bao quanh bởi bao Bowman. Dịch lọc từ huyết tương vào bao Bowman, đi qua 3 lớp màng lọc: lớp tế bào nội mô của mao mạch, màng đáy và tế bào biểu mô bao Bowman.
Nước tiểu đầu tiên được tạo ra từ quá trình lọc tại cầu thận
Để đi qua màng lọc, các phân tử phải đáp ứng 2 yếu tố: kích thước và lực tích điện qua màng lọc. Màng lọc cầu thận hoạt động dựa trên sự chênh lệch áp suất giữa bao Bowman và mao mạch cầu thận.
Máu được đưa vào thận rồi đến cầu thận, tại đây, một lượng lớn huyết tương đi qua màng lọc cầu thận. Các chất như nước, điện giải, muối, chất thải,... có thể đi qua màng lọc và di chuyển vào khoang nước tiểu của cầu thận, tạo thành nước tiểu đầu tiên.
Như đã đề cập, quá trình bài tiết nước tiểu giúp lọc bỏ chất thải, cặn bã và chất độc ra khỏi máu, đảm bảo hoạt động của các cơ quan khác. Vì vậy, việc bảo vệ sức khỏe hệ tiết niệu là rất quan trọng. Chúng ta có thể làm điều này bằng cách xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh như sau:
Đảm bảo sức khỏe thận bằng những thói quen lành mạnh
Túi ối (hay túi nước ối) là một túi chất lỏng nằm trong tử cung người mẹ. Nó có tác dụng bao bọc và nuôi dưỡng thai nhi cho tới khi bé chào đời. Nhờ có túi chất lỏng này mà bé có thể dễ dàng di chuyển và cử động trong tử cung mẹ. Vậy túi nước ối hình thành từ đâu và thay đổi thế nào trong suốt thai kỳ?
Sau khi mang thai, do sự thay đổi của nội tiết tố và môi trường tử cung nên túi ối được hình thành. Trong giai đoạn đầu thai kỳ, da thai nhi có liên quan đến sự tạo thành nước ối, thông thường điều này chấm dứt khi thai nhi được 20 tuần tuổi, tuy nhiên cũng có thể kéo dài đến 28 tuần tuổi tuỳ vào từng bé. Từ tuần thứ 20, nước ối có nguồn gốc từ khí-phế quản, do huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp của bé.
Ngoài ra nhau thai và dây rốn cũng tham gia vào quá trình cung cấp nước ối. Nhưng nguồn cung cấp nước ối chủ yếu nhất vẫn là nước tiểu của thai nhi. Nhiều bà mẹ thấy bất ngờ về điều này và lo sợ con sẽ ăn phải "nước bẩn". Tuy nhiên thực tế, thai nhi chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ trong quá trình mang thai. Phân của bé lúc này sẽ rất sạch và không làm bẩn nước ối.
Nước ối hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu nhất là "nước tè" của bé.
Lượng nước ối sẽ thay đổi theo từng tháng của thai kỳ
Trong suốt hai tam cá nguyệt đầu, nước ối liên tục tăng lên. Thai 12 tuần lượng nước ối khoảng 60ml. Thai 20 tuần lượng nước ối khoảng 350ml. Thai 34 tuần lượng nước ối khoảng 500-1000ml. Sau khi đạt đến đỉnh điểm này thì nước ối sẽ giảm dần cho đến lúc bé chào đời.
Thiểu ối hay đa ối đều nguy hiểm
Thiểu ối là lượng nước ối ít hơn số lượng nước ối tương đương với tuổi thai. Nguyên nhân thiểu ối có thể do thai thiếu oxy kéo dài, thai bất thường do dị dạng hệ tiết niệu. Thiểu ối cũng có thể do rỉ ối, do thai quá ngày sinh.
Thiểu ối có thể dẫn đến thai suy dinh dưỡng và kém phát triển trong tử cung, thai chết trong chuyển dạ hoặc sau đẻ, thai chết lưu.
Nước ối là môi trường bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi nên đa ối hay thiểu ối đều không tốt.
Ngược lại với thiểu ối là đa ối, tức là lượng nước ối quá nhiều(>= 2000ml khi đủ tháng). Đa ối có thể xảy ra do bệnh lý của mẹ (tiểu đường, bệnh thận, rối loạn huyết áp khi mang thai, tiền sản giật…), bệnh lý của thai (thai dị dạng, phù nhau thai) hoặc do nhiễm khuẩn. Đa ối cực kỳ nguy hiểm vì dễ gây đẻ non, ối vỡ sớm, băng huyết sau đẻ do đờ tử cung. Tỷ lệ tử vong còn thường cao do đẻ non, dị dạng…
Nhiều mẹ bầu kiêng hoàn toàn chuyện "yêu" trong cả thai kỳ vì lo sợ và cả "xấu hổ" với em bé trong bụng.
Để trả lời câu hỏi: nước tiểu đầu tiên được tạo ra từ đâu, trước hết chúng ta cần hiểu về quá trình bài tiết nước tiểu. Nước tiểu được tạo ra qua 3 giai đoạn chính: lọc tại cầu thận, tái hấp thu và bài tiết.
Quá trình bài tiết nước tiểu trải qua nhiều giai đoạn
Có 4 cơ quan của hệ tiết niệu tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nước tiểu: thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Mỗi cơ quan đảm nhiệm một vai trò riêng.
Thận tạo ra nước tiểu, loại bỏ các chất thải chuyển hóa và dịch dư thừa của máu ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Quá trình này giúp cân bằng nước, điện giải, kiềm toan và huyết áp cơ thể. Khi thận bị tổn thương, quá trình lọc máu và tạo nước tiểu sẽ gặp khó khăn.
Thận là cơ quan chính tham gia vào quá trình tạo nước tiểu
Từ thận, nước tiểu sẽ đi qua niệu quản đến bàng quang. Niệu quản là ống dài kết nối thận và bàng quang. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, niệu quản dài trung bình khoảng 25-30 cm.
Bàng quang là nơi chứa nước tiểu, có sức chứa khoảng 300-500 ml. Khi bàng quang trống rỗng, nó là một cấu trúc rỗng; khi đầy nước tiểu, nó bắt đầu giãn rộng. Vị trí của bàng quang ở nam và nữ có chút khác biệt: ở nữ giới, bàng quang nằm trước âm đạo và dưới tử cung, còn ở nam giới, nó nằm trên tuyến tiền liệt và dưới trực tràng.
Nước tiểu từ bàng quang được thải ra ngoài qua niệu đạo. Niệu đạo ở nam và nữ có độ dài khác nhau: ở nam giới, niệu đạo dài khoảng 20 cm, trong khi ở nữ giới chỉ khoảng 4 cm.