Với phương châm luôn cam kết về chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh, Đinh Kim Hoàng luôn là sự lựa chọn tối ưu khi khách hàng cần lựa chọn những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành gỗ, nội thất, giày dép,… Để đáp lại sự ủng hộ và tin cậy của khách hàng trong nhiều năm qua, công ty đã và đang không ngừng cải tiến để ngày càng mang lại nhều chủng loại sản phẩm đa dạng phong phú với giá thành thấp, hỗ trợ cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
Với phương châm luôn cam kết về chất lượng sản phẩm với giá cả cạnh tranh, Đinh Kim Hoàng luôn là sự lựa chọn tối ưu khi khách hàng cần lựa chọn những sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành gỗ, nội thất, giày dép,… Để đáp lại sự ủng hộ và tin cậy của khách hàng trong nhiều năm qua, công ty đã và đang không ngừng cải tiến để ngày càng mang lại nhều chủng loại sản phẩm đa dạng phong phú với giá thành thấp, hỗ trợ cho ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam.
Súng bắn đinh C Meite là dòng sản phẩm với nhiều ưu điểm như công nghệ bắn đinh nhanh và mạnh mẽ, tiết kiệm thời gian, hiệu quả cao; chất liệu kim loại cứng bền; kết ...
Súng bắn đinh N851 Meite là dòng sản phẩm với nhiều ưu điểm như công nghệ bắn đinh nhanh và mạnh mẽ, tiết kiệm thời gian, hiệu quả cao; chất liệu kim loại cứng bền; kết ...
Súng bắn đinh P2638 Meite là dòng sản phẩm với nhiều ưu điểm như công nghệ bắn đinh nhanh và mạnh mẽ, tiết kiệm thời gian, hiệu quả cao; chất liệu kim loại cứng bền; kết ...
Súng bắn đinh 1010F Meite là dòng sản phẩm với nhiều ưu điểm như công nghệ bắn đinh nhanh và mạnh mẽ, tiết kiệm thời gian, hiệu quả cao; chất liệu kim loại cứng bền; tay ...
Súng bắn đinh cuồn CN55 MEITE là dòng sản phẩm với nhiều ưu điểm như khối lượng nhẹ, tính linh hoạt cao; tay cầm cao su vững chắc; chất liệu kim loại cứng bền; rãnh đặt ...
Súng bắn đinh cuồn CN70 MEITE là dòng sản phẩm với nhiều ưu điểm như khối lượng nhẹ, tính linh hoạt cao; tay cầm cao su vững chắc; chất liệu kim loại cứng bền; rãnh đặt ...
Súng bắn đinh cuồn CN80 MEITE là dòng sản phẩm với nhiều ưu điểm như khối lượng nhẹ, tính linh hoạt cao; tay cầm cao su vững chắc; chất liệu kim loại cứng bền; rãnh đặt ...
Sáng sớm, khắp xã Tề Lỗ đã rộn ràng như một đại công trường. Đủ các loại máy móc như ô tô, máy xúc, máy cẩu… nằm ngổn ngang đang được sửa chữa, cắt tháo. Tiếng động cơ, búa gõ, kim loại đập vào nhau chan chát náo động một khoảng không gian rộng lớn. Tham quan một vòng, chúng tôi ước chừng toàn xã có khoảng 300 bãi “mổ xe” nằm san sát nhau. Từ những năm bao cấp của thế kỷ trước, người dân xã Tề Lỗ đã nổi tiếng hoạt bát, buôn tài bán giỏi đủ các nghề như buôn bán xương trâu bò, ấp trứng vịt, buôn bán đồng nát. Năm 2007, Tề Lỗ được quy hoạch thành cụm làng nghề với diện tích khoảng 20ha, đến nay quy mô ngày càng được mở rộng. Người dân chủ yếu buôn bán các loại máy móc hiện đại như ô tô, máy xúc, máy ủi phạm vi không chỉ ở trong nước mà mở rộng ra nhiều nước trong khu vực.
Chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Trung Thảo khi ba bố con anh cùng mấy người thợ đang sửa chữa một chiếc máy cẩu. Anh Thảo là con liệt sĩ. Bố anh tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và hy sinh ở Quảng Nam. Trước đây, anh cũng được cử đi học Trường Thiếu sinh quân nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh trở về làm nghề buôn bán đồng nát phụ mẹ. Nhớ lại khoảng thời gian đó, anh Thảo tâm sự: “Ban đầu, tôi chỉ buôn bán sắt vụn ở khắp các tỉnh phía Bắc rồi như cơ duyên, nghe người dân bản địa môi giới, tôi nhận mua được các loại ô tô, máy móc thanh lý ở nhiều tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang…”. Ban đầu nhận được thương vụ lớn nhưng anh cũng chỉ biết bán lại với giá sắt vụn, kiếm được lãi chút đỉnh. Dần dần va chạm nhiều, có kinh nghiệm, hiểu được nhu cầu của thị trường, anh chuyển phương thức hoạt động, tháo rời từng bộ phận. Phụ tùng nào còn dùng được sẽ bán với giá cao hơn. Cái nào hỏng thì mới bán giá sắt vụn. Chính những yêu cầu đó của nghề đã thôi thúc anh học hỏi kinh nghiệm từ những bậc thầy đi trước và nghiên cứu thêm sách vở.
Năm 1996, khi đã gom được một chút vốn, anh Thảo trở về làng mở cơ sở mua bán ô tô, máy móc cũ. Lúc đó, anh cũng là người đầu tiên của xã dám thực hiện ý nghĩ “điên rồ” như vậy. Bởi thời điểm đó, số người có xe đạp rất ít, xe máy thì vào loại cực hiếm, chứ nói gì đến ô tô. Để thực hiện được ý tưởng, anh Thảo phải lặn lội vào cả miền Trung, Tây Nguyên, có khi sang cả nước bạn Lào để mua những lô hàng thanh lý. “Mấy chục năm bươn chải trong nghề, có khi nào anh bị lỗ không?”. Chúng tôi xen ngang câu chuyện. Anh Thảo vui vẻ: “Có chứ, buôn bán nên cũng phải chịu sự chi phối khắc nghiệt của quy luật thị trường. Nếu không tinh, mua phải lô hàng kém chất lượng thì đi tong vài trăm triệu đồng, cả tỷ đồng như chơi. Ngoài ra, buôn không có vốn dài, đi vay ngân hàng hoặc lãi ngoài, hàng tồn đọng vài tháng thôi thì cũng sạt nghiệp”. Cơn bĩ cực anh Thảo đã trải qua, khi mở cửa hàng được vài năm, do thiếu kinh nghiệm trong quản lý nên vốn liếng của gia đình anh mất sạch. Tuy nhiên, anh Thảo vẫn còn may mắn là chỉ bị mất tiền còn kiến thức về máy móc, động cơ anh tích lũy được rất nhiều. Chính vì vậy, tuy gần như trắng tay nhưng anh thuyết phục được một người bạn đầu tư vốn làm lại từ đầu. Vài năm sau, vốn của anh đã lên đến hàng chục tỷ đồng.
Chỉ vào đống bu lông, ốc vít, trục cơ, bánh răng… sắp xếp dưới nền nhà gần 100m2, anh Thảo nói: “Dưới đây có đến vài nghìn phụ tùng, chi tiết máy tôi đều nắm bắt được tính năng, tác dụng của nó, nằm ở vị trí nào trong động cơ, ở các đời máy nên khi khách hàng hỏi mua, dù là đến nhà hay qua internet, chỉ cần nói “bệnh” của máy là tôi có thể tư vấn đúng chủng loại trong vài nốt nhạc”. Theo anh Thảo, mua đồ cũ ở đây giá thành rẻ mà chất lượng tương đối bảo đảm. Cùng một loại thiết bị của máy ủi, nếu khách đặt nhà máy thì phải đợi hàng tháng mà giá thành lên tới 30-40 triệu đồng. Còn khi mua ở cửa hàng đồ cũ, chất lượng thiết bị còn khoảng 70%-80% nhưng giá sẽ giảm 50%-60%. Cũng vì chính quy định bất thành văn này mà danh tiếng, quy mô buôn bán máy móc cũ của Tề Lỗ vươn lên đứng đầu miền Bắc, mở rộng thị trường ra cả các nước châu Á, châu Âu. Giờ đây, cơ sở buôn bán của gia đình anh Thảo đã mở rộng tới vài nghìn mét vuông, nguyên khối tài sản gồm hơn 50 máy xúc, máy cẩu xếp tại nhà vốn đã lên đến vài chục tỷ đồng (chiếc máy rẻ nhất có giá hơn 600 triệu đồng, chiếc máy đắt tiền lên tới 4 tỷ đồng). Nhà anh Thảo chỉ buôn bán máy xúc, máy cẩu của Nhật Bản và Hàn Quốc. Nguồn hàng nhà anh cũng rất đa dạng, cả ở trong nước và nước ngoài. Còn khách mua thì đủ loại, kể cả cá nhân lẫn doanh nghiệp, anh Thảo giao dịch với khách ở các nước như Indonesia, Malaysia, Pakistan…
“Làm thế nào để các thương vụ buôn bán bạc tỷ thành công?”, chúng tôi băn khoăn hỏi anh Thảo. “Tôi dành gần như cả cuộc đời để nghiên cứu máy móc nên thấy nó cũng như con người. Có cái đầu điều khiển, trái tim để hoạt động và chân tay để di chuyển. Khi nghe tiếng nổ của động cơ, tôi có thể bắt được “bệnh” của máy. Dựa vào đó mà trả giá cho sát. Ngoài ra, nếu không nghe được tiếng nổ thì chỉ cần quan sát từng bộ phận cũng đủ để định giá”, anh Thảo vui vẻ trả lời. Cũng vì có tài như vậy nên dù đã gần 60 tuổi, nhiều người vẫn đến nhờ anh về làm việc với mức lương vài chục triệu đồng/tháng, chưa tính thưởng theo từng phi vụ với nhiệm vụ chính là thẩm định giá cả của các đơn hàng.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ, việc buôn bán của người nông dân Tề Lỗ cũng thuận tiện hơn nhiều. Thay vì phải tốn công sức đến xem xét tỉ mỉ máy móc, người dân Tề Lỗ có thể giao dịch qua mạng. Họ đăng tải thông tin, hình ảnh máy móc qua internet, gặp khách tiến hành giao dịch làm thủ tục chuyển tiền, chuyển hàng không nhất thiết phải gặp nhau.
Gần trưa, chúng tôi vào cơ sở buôn bán Linh Linh của anh Tạ Văn Linh. Vào nghề khá muộn, mới được 6 năm nhưng anh Linh lại có thời gian tích lũy kinh nghiệm khá dài. Sinh năm 1976, anh Linh tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa và Trường Đại học Kinh tế quốc dân, cộng với kinh nghiệm 10 năm làm cho hãng Honda. “Có một nền tảng kiến thức tốt, công việc và thu nhập ổn định nhiều người mơ ước sao anh lại bỏ dở để đi buôn?”, chúng tôi mở đầu câu chuyện. “Tôi được thừa hưởng máu đi buôn từ bố để lại. Những năm 60, 70 thế kỷ trước, bố tôi đã buôn rất nhiều nghề như lông gà, lông vịt, sắt vụn... nên khi tích lũy được một chút kiến thức cơ bản ở nhà trường và trong thời gian đi làm thuê, tôi quyết định mở cơ sở buôn bán riêng”. Hiện nay, gia đình vợ con anh Linh ở phố Xã Đàn, quận Đống Đa, TP Hà Nội nhưng anh vẫn về Tề Lỗ mua 2.000m2 đất để kinh doanh các loại máy móc cũ. Mặt hàng anh Linh kinh doanh là máy xúc, máy ủi thanh lý từ Nam ra Bắc. Vì mua cả lô nên cũng có cái hỏng nhiều, hỏng ít. Chiếc nào hỏng ít thì anh Linh kiếm đồ sửa chữa, khắc phục rồi bán lại. Chỉ chiếc máy xúc hiệu Komatsu đậu trước cửa hàng, anh Linh bảo: “Với chất lượng của chiếc máy này, ngoài thị trường thì có giá khoảng 1,1 tỷ đồng nhưng do tôi mua tận gốc, bán tận ngọn cũng chỉ lấy khoảng 700 triệu đồng. Tính cả vốn bỏ ra, công sửa chữa lãi khoảng 100-200 triệu đồng là được”. Còn những chiếc quá đát thì anh cùng với nhóm thợ tháo dỡ ra bán linh kiện. Những thứ còn tốt như buồng lái, động cơ, bộ đề, bánh xích… được tách riêng. Những thứ không còn sử dụng được thì đem bán sắt vụn. Cần cù làm việc thì công cũng cao, ít khi bị lỗ. Để có nguồn hàng tốt, ngoài việc thu mua nội địa trong nước, anh Linh còn thiết lập các mối liên hệ ở thị trường châu Âu, chủ yếu ở Đức và Pháp. Anh Linh thực hiện các giao dịch ở nước ngoài chủ yếu qua mạng. Người mua và bán dựa vào chữ tín là chính. Sau khi xem hàng, thống nhất giá tiền sẽ được thanh toán bằng chuyển khoản, hàng sẽ được vận chuyển về tận nơi. Có những mối anh Linh làm ăn vài năm nhưng chưa bao giờ gặp mặt chủ mà chỉ thông qua người môi giới, gọi điện là xong. Sau vài năm tu chí làm ăn, vốn liếng của anh Linh giờ cũng lên tới cả chục tỷ đồng.
Trong thời gian ở Tề Lỗ, chúng tôi cũng đến tham quan nhiều cơ sở kinh doanh khác. Quả thật, những người nông dân ở đây thật đáng khâm phục, chỉ bằng kiến thức truyền đạt qua thực tế mà họ có thể tháo lắp, sửa chữa các loại máy móc từ đơn giản như máy cơ, thủy lực, bán thủy lực-điện, máy điện có công nghệ lập trình hiện đại dễ dàng như bưng bát cơm. Điều mà các kỹ sư được đào tạo bài bản ở các nhà trường cũng phải thực hiện rất khó khăn. Như lời của anh Thảo nói với chúng tôi trước khi chia tay, nghề gì cũng có đỉnh cao. Bằng sự cần cù, ham học hỏi, những “kỹ sư” chân đất ở xã Tề Lỗ tạo lập được khối tài sản lớn, đáng tự hào. Trên địa bàn xã hiện có rất nhiều biệt thự kiến trúc châu Âu, châu Á, xe sang trị giá hàng chục tỷ đồng. Nhiều cơ sở kinh doanh có vốn từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng. Hơn thế, bài học từ ý chí vươn lên làm giàu cũng đáng để nhiều người học tập, suy ngẫm và tự rút ra kinh nghiệm.