Thuế Suất Đất Nông Nghiệp

Thuế Suất Đất Nông Nghiệp

Để khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả; thực hiện công bằng, hợp lý sự đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách Nhà nước;

Để khuyến khích sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả; thực hiện công bằng, hợp lý sự đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp vào ngân sách Nhà nước;

Hoàn thuế GTGT hàng nông sản

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 18, Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3, Điều 1, Thông tư 130/2016/TT-BTC thì hàng hóa là sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi (thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT) được hoàn thuế theo quy định tại Khoản 4, Điều 18, Thông tư 219/2013/TT-BTC.

Các mặt hàng nông sản chịu thuế và không chịu thuế GTGT

Quy định về thuế GTGT hàng nông sản được căn cứ theo Thông tư 210/2013/TT-BTC và Thông tư 26/2015/TT-BTC.

Căn cứ theo Khoản 5, Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC, doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, không phải tính thuế và nộp thuế GTGT.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành phẩm hoặc chỉ qua sơ chế thông thường để cung cấp cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải kê khai, tính nộp thuế với mức thuế suất là 5%.

Mặt khác, theo Khoản 5, Điều 10, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về mức thuế suất:

5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.

Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mì.”

Như vậy, trường hợp cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì đối với mặt hàng nông, lâm, thủy sản thô, chưa chế biến hoặc chỉ qua bảo quản, sơ chế thông thường để bán cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì sẽ không phải kê khai, nộp thuế GTGT.

Đối với hàng hóa nông, lâm, thủy sản chỉ qua bảo quản thông thường, sơ chế gồm: Làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, tách cọng, tách hạt, ướp muối, cắt, bảo quản lạnh, bảo quản bằng khí sunfurơ, cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong lưu huỳnh hoặc các dung dịch bảo quản và các hình thức bảo quản thông thường khác.

Đối với trường hợp cơ sở kinh doanh bán các mặt hàng nêu trên cho khách hàng là hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức, cá nhân khác thì phải thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT với mức thuế suất là 5%.

Ví dụ đối với siêu thị bán lẻ mặt hàng nông sản sẽ chịu mức thuế suất 5%.

Hướng dẫn khấu trừ, hoàn thuế GTGT hàng nông sản

Khấu trừ, hoàn thuế GTGT hàng nông sản.

Ngoài vấn đề thuế suất, các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nông sản cũng cần lưu ý về khấu trừ, hoàn thuế GTGT.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 4, Thông tư 219/2013/TT-BTC, đối với hàng hóa nông sản là sắn lát kho, bắp, tấm, cám gạo,... chưa chế biến thành các sản phẩm khác chỉ qua sơ chế thông thường mà hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT thì khoản thuế GTGT đầu vào của các mặt hàng này không được khấu trừ.

Đối với hoạt động kinh doanh hàng hóa là sắn lát kho, bắp, tấm, cám gạo,... chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác mà chỉ qua sơ chế thông thường và hoạt động này thuộc đối tượng quy định tại Khoản 5, Điều 5, Thông tư 219/2013/TT-BTC thì khoản thuế GTGT đầu vào này được khấu trừ:

"Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 5, TT này (trừ Khoản 2, Khoản 3, Điều 5) được khấu trừ toàn bộ".

Thuế GTGT đối với nông sản xuất khẩu

Nông sản xuất khẩu chịu thuế suất 0%.

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 9, Thông tư 219/2013/TT-BTC, mặt hàng nông sản xuất khẩu ra nước ngoài được áp dụng mức thuế suất 0% nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có hợp đồng bán nông sản xuất khẩu hoặc hợp đồng ủy thác xuất khẩu.

- Có đầy đủ chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo đúng quy định.

- Có tờ khai hải quan đối với nông sản xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan.

Tuy nhiên, theo Khoản 4, Điều 2, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì hàng hóa xuất khẩu sẽ không áp dụng thuế suất xuất khẩu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nông sản quá cảnh, trung chuyển, chuyển khẩu.

- Nông sản sử dụng để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.

- Nông sản xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài.

Trên đây là hướng dẫn chính sách thuế GTGT hàng nông sản. Doanh nghiệp cần lưu ý các trường hợp không chịu thuế, chịu thuế 5%, các trường hợp được hoàn thuế và một số lưu ý về thuế suất nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu nông sản.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, các đại biểu Quốc hội thống nhất cho rằng chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp là một giải pháp có tác động rất lớn, quan trọng, góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách của chính phủ về nông nghiệp, nông thôn và nông dân; góp phần xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ người dân, tổ chức, cá nhân vượt qua khó khăn, có cơ hội đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Khuyến khích tập trung sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) khẳng định, chính sách này khuyến khích tập trung sử dụng đất đai để sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại hóa, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, tạo việc làm, yên tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp, từng bước tăng cường nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tạo thêm niềm tin của nhân dân với chủ trương đổi mới sáng tạo của Đảng và Chính phủ.

Nhìn lại sau 30 năm đổi mới, đại biểu Phương cho rằng, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, đây cũng là lý giải vì sao cần phải kéo dài thời gian miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Chỉ nhìn thấy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này còn khiêm tốn. Hiện có 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có khoảng 10,2 nghìn doanh nghiệp trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, 50% lĩnh vực nông nghiệp, 35% lĩnh vực thủy sản và 15% trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tuy nhiên, số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 8%, tổng số doanh nghiệp trên cả nước, trong đó có 93% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Từ thực tế đó, chúng ta có thể thấy rằng so với tiềm năng, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp như hiện nay còn khá ít, quy mô còn hạn chế, sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này còn khiêm tốn so với tiềm năng, lợi thế phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

“Để góp phần đạt mục tiêu về số lượng doanh nghiệp hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2030 và tăng tốc độ tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt 3%/năm, trong thời gian tới, việc tiếp tục thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp như quy định hiện hành là cần thiết. Do đó, Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp với nội dung kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong thời hạn 5 năm từ 1/1/2021 đến 31/12/2025 sẽ được các đại biểu Quốc hội đồng tình, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp rất phấn khởi”, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương phát biểu.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương và nhiều đại biểu khác cho rằng, cùng với việc tiếp tục miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cũng phải xem xét kỹ lưỡng, công khai, minh bạch, chỉ đạo chặt chẽ trong việc quản lý thực hiện giảm thuế đúng đối tượng, nâng cao kết quả, hiệu quả quả sử dụng đất, hạn chế việc bỏ hoang hóa ruộng đất, không để lợi dụng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm hoặc tham nhũng, lãng phí.

"Việc miễn, giảm thuế sẽ tác động trực tiếp đến giảm thu ngân sách của Nhà nước", đại biểu Nguyễn Ngọc Phương chia sẻ nhưng theo ông, nhiều năm qua chúng ta vẫn miễn, giảm thuế nhằm đẩy mạnh phát triển tam nông, do đó, việc giảm, miễn phải đến đúng đối tượng để chính sách đạt được hiệu quả trong mục tiêu đề ra. Chính phủ cần phải tiếp tục tục thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với đất đang sản xuất nông nghiệp của tổ chức, của hộ gia đình, của cá nhân, kể cả trường hợp đất đã được thừa kế, trao tặng, nhận chuyển quyền sử dụng đất mà thành viên đã nhận giao khoán ổn định của hợp tác xã, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp và góp phần thành lập hợp tác xã.

Riêng đối với diện tích nông nghiệp mà nhà nước giao cho tổ chức quản lý không trực tiếp sử dụng đất sản xuất nông nghiệp mà giao cho tổ chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp thì phải nộp thuế 100% quyền sử dụng đất.

Các đại biểu còn cho rằng, việc thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp là một chủ trương đầy tính nhân văn, chính sách này nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, sẽ giảm bớt khó khăn cho người dân, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, khuyến khích tổ chức và cá nhân trong đầu tư nông nghiệp, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là hưởng chế độ, chính sách, đồng thời khắc phục hậu quả của Covid-19 trong tình hình bất lợi và biến đổi khí hậu hiện nay.

Tán thành với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách , đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho biết, tiếp tục ban hành chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn 2021-2025 là rất cần thiết nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng và tính nhân văn của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đối với các tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp, góp phần làm giảm bớt khó khăn cho nông dân.

Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp có tác động tích cực thúc đẩy cá nhân, doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tăng tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cường cạnh tranh sản phẩm của nông nghiệp nước ta với sản phẩm nông nghiệp ở các nước trong khu vực. Trong bối cảnh hạn hán, xâm ngập mặn, thiên tai, biến đổi khí hậu bất thường gây bất lợi cho nông dân, nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa lớn nhất của cả nước).

Thực tế hiện nay đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp chủ yếu là hộ gia đình, cá nhân lại khó tiếp cận các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước, cho nên đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp cũng cần có chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp cho những giai đoạn tiếp theo.

Ngoài ra, còn góp phần hỗ trợ, tạo thêm công ăn việc làm cho khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống của người nông dân, giảm áp lực lao động đi làm việc tại các địa phương khác. Tác động tích cực cho việc xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế trang trại ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và tích tụ ruộng đất. Tuy nhiên, việc giảm thuế nông nghiệp cũng tác động phần nào cho hụt thu ngân sách, mỗi năm hụt thu khoảng 7.500 tỷ đồng. Nhưng đây cũng là hình thức hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, là nguồn tài chính quan trọng đầu tư cho khu vực nông nghiệp nông thôn, mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Về đối tượng, thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, nhiều đại biểu thống nhất thời hạn đến 2025, sau 2025 Chính phủ sẽ tổng kết, Quốc hội sẽ cho chủ trương tiếp theo. Các đối tượng miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong các giai đoạn 2001-2010, 2011-2020 và Nghị quyết số 28 của Quốc hội năm 2016 đến nay vẫn tiếp tục được miễn giảm không thay đổi.