Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế Itc Ở Tp Hcm

Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế Itc Ở Tp Hcm

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

Trung tâm Trọng tài thương mại Quốc tế Việt - Trung

Tranh chấp, bất đồng là những hiện tượng không thể tránh khỏi trong hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện các thỏa thuận/cam kết với nhau trong khuôn khổ hợp đồng. Trọng tài Thương mại là một thiết chế ưu việt có thể giúp doanh nghiệp phân xử đúng sai, mang lại sự công bằng khách quan và công lý kinh doanh trong các giao dịch kinh tế, thương mại, dịch vụ.

Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Việt-Trung (VCITAC) được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp với sứ mệnh góp phần đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo công bằng và công lý trong các hoạt động kinh tế, thương mại và dịch vụ của các doanh nghiệp. Đối tượng hướng đến của VCITAC là các doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp Trung Quốc, cũng như các doanh nghiệp FDI Trung Quốc.

Với sứ mệnh và tầm nhìn vì công lý kinh doanh cho các doanh nghiệp, nền tảng hoạt động của VCITAC dựa trên những nguyên tắc:

Chuyên nghiệp – là tiêu chí hàng đầu được đặt ra trong hoạt động thường nhật của VCITAC. Chuyên nghiệp trong tiếp nhận, thụ lý hồ sơ tranh chấp, và đặc biệt Chuyên nghiệp về chất lượng giải quyết tranh chấp. Mỗi Phán Quyết Trọng tài của VCITAC là sản phẩm công sức và trí tuệ của Hội đồng Trọng tài – gồm những Trọng tài viên-Luật sư với hàng chục năm kinh nghiệm, những Trọng tài viên-Chuyên gia trong nhiều lĩnh vực thương mại, dịch vụ, và không ít những Trọng tài viên đã từng là Thẩm phán lâu năm tại Tòa án. Đồng thời, trong danh sách Trọng tài viên của VCITAC có sự tham gia của 20 Trọng tài viên là những Luật sư Trung Quốc từ một số hãng Luật nổi tiếng tại Thượng Hải, Quảng Châu,

Khách quan -   Cùng với Quy tắc Đạo đức Trọng tài viên của VCITAC, đội ngũ Trọng tài viên VCITAC được tuyển chọn không chỉ dựa trên kinh nghiệm và năng lực chuyên môn. Mỗi Trọng tài viên VCITAC đều có ý thức cao về danh dự và uy tín cá nhân trong quá trình giải quyết tranh chấp. Đồng thời, cơ chế kiểm soát nội bộ của VCITAC cũng là một trong những yếu tố đảm bảo tính khách quan, vô tư khi giải quyết mỗi vụ tranh chấp.

Công lý kinh doanh – Doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn đạt được mục đích kinh doanh của mình khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, không ít trường hợp hợp đồng được ký kết không chặt chẽ do sơ suất và/hoặc thiếu hiểu biết pháp luật. Trong khi đó thực tiễn cuộc sống nhiều khi không diễn ra như mong muốn của các bên ký kết. Do vậy, trong quá trình thực hiện hợp đồng thường xảy ra những hành vi của bên này gây thiệt hại cho bên kia, bị coi là vi phạm hợp đồng. VCITAC cam kết phục hồi Công lý kinh doanh, phân xử đúng-sai trên cơ sở hợp đồng, phù hợp với các quy định pháp luật, giúp doanh nghiệp bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình.

Thân thiện -  Tranh chấp phát sinh là điều không mong muốn đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nỗi niềm bức xúc của Bên bị coi là vi phạm hay của Bên được coi là có quyền đòi hỏi công lý, lẽ phải – đều là những cung bậc tình cảm đối lập, bức xúc, căng thẳng đối với nhau. Trước hoàn cảnh như vậy, Hội đồng Trọng tài của mỗi vụ tranh chấp tại VCITAC - luôn có ý thức tạo dựng môi trường thân thiện cho các Bên trong việc trình bày/lập luận quan điểm/chứng cứ của mình tại các phiên họp giải quyết tranh chấp.

Kính mong nhận được sự quan tâm và tin cậy của Quý Doanh nghiệp.

Liên quan đến đề án trung tâm tài chính quốc tế TP HCM đang được khẩn trương xây dựng, phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với chuyên gia tài chính - ngân hàng TS Nguyễn Trí Hiếu, người có nhiều năm làm việc ở thị trường tài chính nước ngoài, về việc lựa chọn mô hình và cơ chế hoạt động của một trung tâm này.

.Phóng viên: Thưa ông, những điều kiện đầu tiên để xây dựng một trung tâm tài chính là gì?

- Ông NGUYỄN TRÍ HIẾU: Cuối năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng đề án trung tâm tài chính quốc tế để nghiên cứu, phối hợp giải quyết các công việc trong quá trình hình thành. Như thế, Chính phủ đã có chủ trương và định hướng rõ ràng. Vấn đề còn lại là để xây dựng một trung tâm tài chính cần phải tiêu tốn số tiền lớn, có thể lên tới 10 tỉ USD. Đây là một trong những điều kiện đầu tiên đối với TP HCM.

Theo tôi, chính quyền thành phố có thể bỏ ra 100% vốn hoặc kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước góp vốn đầu tư xây dựng theo phương thức công - tư hợp doanh. Như thế, một trung tâm tài chính cần phải có các kênh đầu tư để thu hút vốn các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tại Trung Quốc, quy mô của các trung tâm tài chính Thượng Hải, Thâm Quyến bao gồm nhiều ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, doanh nghiệp bất động sản, các quỹ đầu tư, sàn giao dịch vàng, sở giao dịch hàng hóa... đang mở ra nhiều cơ hội sinh lời và thu hút khá nhiều dòng tiền từ nhiều quốc gia khác. Đồng thời, những trung tâm tài chính này cũng là điểm đến để các doanh nhân gặp gỡ, trao đổi công việc làm ăn.

Vì thế, trung tâm tài chính ở TP HCM cũng cần có đủ các kênh đầu tư như vậy và phải được xây dựng tại vị trí thuận lợi.

.Trên thế giới hiện có khoảng 21 thành phố thành lập trung tâm tài chính nhưng không phải trung tâm nào cũng hoạt động hiệu quả. Vậy TP HCM có thể học tập theo mô hình nào để tránh "vết xe đổ" của những thành phố đi trước?

- Hiện nay, có một nhóm trung tâm tài chính được hình thành theo định hướng của các Chính phủ và xác định các ngành dịch vụ hiện đại (tài chính, giải trí, cho thuê văn phòng, du lịch, nghỉ dưỡng…) là lợi thế cạnh tranh.

Một số trung tâm thuộc nhóm này bao gồm Singapore, Dubai (UAE), Busan (Hàn Quốc), Thâm Quyến (Trung Quốc)… là mô hình có thể để các thành phố đi sau, trong đó có TP HCM tham khảo, nghiên cứu và điều chỉnh phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Vấn đề cốt lõi của trung tâm tài chính TP HCM không chỉ là xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất mà còn phát triển cơ sở hạ tầng về tài chính. Cần phải có hệ thống hữu hiệu để phòng chống gian lận và tham nhũng tài chính; phát hiện các hành vi giao dịch không lành mạnh và các loại tội phạm tài chính khác.

.Yếu tố quan trọng nào của một trung tâm tài chính sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài?

- Một trung tâm tài chính thu hút được nhiều nhà đầu tư hay không thì việc thanh toán và chuyển đổi ngoại tệ cần diễn ra nhanh chóng, giao dịch cổ phiếu trong ngày, nhà đầu tư nước ngoài cần được ký quỹ khi mua cổ phiếu... Ngoài ra, các quy định về nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền về quốc gia sở tại cần được xử lý nhanh chóng, các giao dịch ngân hàng của họ phải không có sự khác biệt so với người dân Việt Nam.

.Cuối cùng, theo ông, nền tảng vững chắc cho trung tâm tài chính TP HCM là gì?

- Nhiều trung tâm tài chính quốc tế đang gặp phải tình trạng nhân lực thiếu chuyên môn, đặc biệt là về chuyển đổi số. Điều này đặt ra yêu cầu về đào tạo chuyên gia luật, kế toán, dịch vụ kinh doanh... Vì vậy, TP HCM khi xây dựng trung tâm tài chính quốc tế cần phải vượt qua thách thức phát triển nhân lực trình độ cao, chuyên môn hóa và đào tạo lực lượng lao động, giữ chân các nhân tài hiện có.

Đồng thời, thành phố nên khuyến khích phát triển các công ty quản lý quỹ; đề nghị Chính phủ nới lỏng quy chế về Quỹ Bảo hiểm xã hội để người đóng bảo hiểm xã hội được thuê các tổ chức tài chính đầu tư một phần số tiền được phép để tạo ra lợi nhuận.

Ngoài ra, chính quyền TP HCM cần phát triển thị trường chứng khoán làm cơ sở cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, mở rộng nguồn cung sản phẩm cho thị trường; khuyến khích doanh nghiệp thành lập các quỹ hưu trí để góp vốn với các tổ chức tài chính. Từ đó, thành phố sẽ thu hút được nguồn vốn dài hạn để đầu tư, phát triển kinh tế.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 19-2

Ông NGUYỄN NGỌC HÒA, Chủ tịch HĐTV Công ty Đầu tư Tài chính TP HCM (HFIC): Thành phố đã được thông qua đề cương chi tiết

Ngay sau Tết, lãnh đạo TP HCM đã có cuộc họp với HFIC cùng các cơ quan và xác định sẽ hoàn chỉnh một số nội dung để trình Ban Chỉ đạo xây dựng đề án về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM.

Thành phố rất quyết tâm trong năm 2024 phải trình khung pháp lý cho đề án này và tiếp tục cập nhật, bổ sung. Chúng ta đã có đề án mang tính chất tư vấn chiến lược, hoạch định định hướng, hình hài cho trung tâm tài chính trong tương lai sẽ gồm những cấu phần nào. Việc cần làm hiện nay là đề xuất triển khai các bước để cho ra đời trung tâm tài chính này hoạt động theo mô hình nào, sử dụng hệ thống luật lệ nào; trong các cấu phần thì cái nào làm trước, cái nào làm sau… Thành phố sẽ có văn bản đăng ký với Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng đề án về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM để đề xuất những nội dung cho các bước triển khai cụ thể tiếp theo.

Thành phố xác định tiếp tục lựa chọn đơn vị tư vấn triển khai đi vào cụ thể các nội dung của đề án. Đơn vị này sẽ tư vấn cách tiếp cận cụ thể cho 3 cấu thành của trung tâm tài chính gồm: thị trường vốn, thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa phái sinh; xác định không gian của trung tâm tài chính và hệ thống luật pháp cho trung tâm tài chính hoạt động. Riêng về thị trường tiền tệ phải làm việc với Ngân hàng Nhà nước vì liên quan đến giao dịch các đồng tiền tự do, tiền số... như thế nào.

Nói cho dễ hiểu, thành phố đã được thông qua đề cương chi tiết về trung tâm tài chính quốc tế. Hiện tại là giai đoạn triển khai đề cương này thành 1 bản luận án cụ thể. Trong đó, phân công rõ từng đầu mối và từng nhánh công việc.

PGS-TS TRẦN HÙNG SƠN, Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP HCM: Lợi thế trở thành trung tâm công nghệ tài chính

Trong lộ trình phát triển trở thành trung tâm tài chính quốc tế, TP HCM có nhiều lợi thế trở thành trung tâm công nghệ tài chính. Thực tế, các lĩnh vực công nghệ tài chính cũng là thế mạnh của thành phố và đang được định hướng để phát triển. Thống kê gần đây cho thấy trong tổng số 154 công ty công nghệ tài chính (fintech) đang hoạt động tại Việt Nam, có khoảng 60 công ty đặt trụ sở tại TP HCM, chiếm gần 40% số lượng công ty fintech của cả nước.

Một trung tâm công nghệ tài chính là đầu mối cho hoạt động công nghệ tài chính trong một khu vực hoặc một mạng lưới. Đây là một hệ sinh thái bao gồm toàn bộ cơ sở hạ tầng, các tổ chức và người dùng trong trung tâm, cũng như cách các yếu tố này được tổ chức và gắn kết với nhau. Các trung tâm thường được định nghĩa là các thành phố, cũng có thể là các khu vực rộng hơn như thung lũng Silicon (Mỹ), các quốc gia hoặc các địa điểm hẹp hơn như Level39 ở London (Anh)…

Thúc đẩy phát triển trung tâm công nghệ tài chính sẽ phục vụ cho kế hoạch phát triển trung tâm tài chính quốc tế ở TP HCM, trung tâm đổi mới sáng tạo cũng như đẩy mạnh chuyển đổi số ngành tài chính ngân hàng tại TP HCM và Việt Nam.

Để xây dựng trung tâm công nghệ tài chính thành công, cần có khả năng thu hút, phát triển và giữ chân nhân tài. Các công ty fintech khởi nghiệp cần tiếp cận nguồn vốn ươm mầm để hình thành và phát triển ý tưởng, từ đó tiếp tục huy động vốn đầu tư để phát triển xa hơn. Các nhà đầu tư cá nhân, chính phủ hoặc tập đoàn sẽ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của fintech…