Làm Nhà Rơm Trang Trí Tết Với

Làm Nhà Rơm Trang Trí Tết Với

Đây không chỉ là hoạt động thể hiện sự sạch sẽ, ngăn nắp, mà còn là biểu hiện của niềm hy vọng và mong muốn cho một năm mới tràn ngập may mắn và hạnh phúc.

Đây không chỉ là hoạt động thể hiện sự sạch sẽ, ngăn nắp, mà còn là biểu hiện của niềm hy vọng và mong muốn cho một năm mới tràn ngập may mắn và hạnh phúc.

Ý nghĩa của việc dọn dẹp và trang trí nhà cửa ngày Tết

Người ta thường quan niệm rằng nếu nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp thì năm mới sẽ gặp nhiều may mắn và thuận lợi. Vì vậy, theo phong tục từ xa xưa của ông cha ta, mỗi dịp năm mới, mọi gia đình đều phải sửa sang, trang hoàng lại ngôi nhà thân yêu của mình.

Hơn nữa, trong suốt một năm bôn ba, bận rộn làm ăn thì tết là dịp quan trọng nhất để mọi thành viên trong gia đình có thể quây quần bên nhau. Do đó, ai ai đều cũng muốn có một không gian thật ấm cúng, sạch sẽ và ngăn nắp.

Chính vì thế, vào dịp cuối năm mọi gia thường sẽ sơn lại nhà, dọn dẹp đồ đạc và trang trí lại cho ngôi nhà thêm rực rỡ để đón Tết.

Ý nghĩa của việc dọn dẹp và trang trí nhà cửa cho Tết Nguyên Đán

Trang trí nhà của bạn với những câu đối, lời chúc cho sự may mắn

Những bức tranh Tết tượng trưng cho sự an lành, hạnh phúc cũng là một trong những ý tưởng sáng tạo để trang trí nhà cửa. Bạn có thể chọn tranh Đông Hồ, tranh dân gian Háng Tông, câu đối hay những bức tranh tươi sáng để trang trí phòng khách.

Trang trí nhà cửa bằng tranh và câu đối

Nhân dịp tết đoàn viên, bạn và những người thân trong gia đình có thể cùng nhau làm những món đồ trang trí nhà cửa. Điều này không chỉ gắn kết yêu thương mà còn cùng nhau quây quần tạo nên tiếng cười và những món đồ ý nghĩa như: hoa giấy, lẵng hoa, dây pháo, đỏ bao lì xì, đèn lồng … trang trí nhà cửa theo phong cách mới, độc, lạ và đặc biệt là không sợ đụng hàng.

Góp phần không nhỏ đến vẻ đẹp của toàn bộ ngôi nhà đó chính là các món đồ nội và ngoại thất. Mỗi dịp Tết nguyên đán, mọi người thường quây quần, trò chuyện, dùng bữa cơm gia đình và chia sẻ về những chuyện buồn vui của năm vừa qua. Chính vì thế, một bộ bàn ghế inox sáng bóng, sạch sẽ sẽ tạo cảm giác cởi mở hơn cho các thành viên trong gia đình khi bắt đầu câu chuyện.

Trang trí nhà cửa với bàn ghế inox Qui Phúc

Người Việt Nam có truyền thống uống nước nhớ nguồn nên bàn thờ cúng gia tiên vào dịp cuối năm luôn được lau chùi sạch sẽ, bày biện mâm ngũ quả, đèn nháy và hoa. Điều này nhằm giúp con cháu tưởng nhớ đến ông bà, đồng thời cầu mong gia tiên luôn là một điểm tựa vững chắc cho cả gia đình về sức khỏe và sự nghiệp.

Có thể mua nội thất Tết Nguyên Đán ở đâu để trang trí cho ngày Tết của mình?

Một món đồ nội thất trong dịp Tết Nguyên Đán không chỉ đảm bảo về yếu tố mới mà còn phải thật bền chắc để có thể sử dụng cho cả năm hay thậm chí là năm sau. Thế thì địa điểm tốt nhất mà bạn không thể bỏ qua đó chính là Qui Phúc.

Qui Phúc - địa điểm mua nội thất uy tín cho dịp Tết Nguyên Đán

Tại đây, chúng tôi chuyên cung cấp các món đồ nội ngoại thất bằng nhựa và inox cao cấp. Mỗi sản phẩm đều được nghiên cứu và kiểm tra kỹ lưỡng từ khâu chọn lựa nguyên liệu đầu vào đến khi cho ra thành phẩm. Bên cạnh đó, sản phẩm bàn ghế inox tại Qui Phúc còn được bảo hành lên đến 20 năm nhằm khẳng định chất lượng tuyệt đối với khách hàng.

Chính vì thế, bạn toàn có thể yên tâm khi sở hữu mua sắm sản phẩm của Qui Phúc để trang trí nhà cửa trong dịp Tết sắp tới.

Chắc hẳn, sau khi đọc bài viết này bạn đã lên được cho mình một ý tưởng cụ thể về việc trang trí nhà cửa trong những ngày sắp tới rồi đúng không nào. Qui Phúc kính chúc quý khách năm mới với nhiều điều mới, tài lộc, may mắn và ngập tràn hạnh phúc.

THÔNG TIN LIÊN HỆ CÔNG TY QUI PHÚC

Địa chỉ: 207 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

🎬 Youtube: www.youtube.com/c/quiphucfurniture

Nghề quấn, tết rơm khô thành các con thú xuất ngoại có ở các xã Ân Hòa, Kim Chính, Như Hòa, Quang Thiện… của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) khoảng chục năm nay. Mỗi năm, cứ đến vụ lúa (một năm hai vụ) người dân nơi đây lại nhộn nhịp với công việc quấn rơm khô thành các con thú xuất sang Nhật Bản.

Chị Phạm Thị Luân thôn 2, xã Ân Hòa gắn bó với nghề quấn rơm khô xuất khẩu hơn 10 năm nay

Dù vụ thu hoạch lúa mùa hè đã qua hơn một tháng nay nhưng nhiều hộ dân ở xã Ân Hòa, (huyện Kim Sơn) vẫn đang còn tất bật với công việc chế biến rơm khô. Rơm khô ở đây giờ không còn phải bỏ đi, đốt thành tro như trước kia mà đã trở thành một món hàng hóa xuất khẩu đặc biệt. Nhiều hộ dân còn dự trữ cả một kho rơm, rạ trong nhà để làm nguyên liệu cho việc sản xuất ra các con thú rơm xuất khẩu.

Nguyên liệu chính để làm các con thú rơm xuất khẩu là thân cây lúa tám thơm. Loại lúa này sau khi cấy được khoảng 45 ngày, chưa chỗ bông sẽ được cắt về đem sấy khô. Khi sấy lên, rơm lúa có màu xanh, thơm mùi lúa non và có độ dẻo cao. Loại rơm lúa này người dân không phải trồng và chế biến mà do doanh nghiệp thu mua hàng xuất khẩu làm rồi cung cấp. Những người làm nghề quấn rơm chỉ việc đến đăng ký lấy rơm về làm, độn thêm rơm rạ khô nhà mình quấn, tết thành các con thú rơm sau đó đem nhập cho công ty.

Dù đã 80 tuổi nhưng cụ Vũ Thị Thừa vẫn còn rất tinh mắt để làm ra những "con mìn" từ rơm khô

Gia đình chị Đào Thị Duyên (53 tuổi) ở thôn 2, xã Ân Hòa chỉ có hai vợ chồng làm nghề đặc biệt này do các con đều đi làm và học ở xa. Tay thoăn thoắt quấn những cọng rơm khô lại thành hình một con thú giống như một chiếc đuôi trâu, chị Duyên chia sẻ: “Nghề quấn rơm khô thành các con vật có ở địa phương hơn 10 năm nay. Lúc đầu, các công ty xuất khẩu họ cho những người trong hội phụ nữ như chúng tôi đi học nghề. Sau khi học xong, họ giao nguyên liệu cho mình đưa về nhà làm rồi nhập sản phẩm cho họ và lấy tiền công”

Cũng theo chị Duyên, ở địa phương trước kia chỉ có mình chị làm nghề “không giống ai” này vì nhiều người không theo học được nghề. Bên cạnh đó, khi mới có nghề này tiền công của mỗi sản phẩm làm ra cũng rất thấp. Sau này, giá trị mặt hàng xuất khẩu này tăng lên, cho thu nhập cao và ổn định nên chị đã giới thiệu và dạy nghề cho nhiều người trong làng.

Chị Đào Thị Duyên cho biết, mới nhìn thì thấy quấn rơm thành các con vật rất dễ nhưng khi làm mới thấy khó

“Khoảng 10 năm trước có ít người theo nghề này lắm, ở xóm này chỉ mình tôi làm thôi!. Sau này, thấy nghề cũng nhẹ nhàng lại cho thu nhập ổn định nên nhiều người đã đến nhà tôi học nghề. Hiện ở trong thôn cũng có gần trăm người làm nghề này. Nhiều người làm nhưng cũng không hết được việc” – Chị Duyên nói.

Đợt hàng này, nhà chị Duyên nhận quấn rơm thành những chiếc “đuôi trâu”. Chị bảo: “Thấy giống cái đuôi trâu nên mọi người gọi là quấn đuôi trâu chứ người Nhật người ta gọi tên là một con vật gì đó?. Họ đặt làm nhiều loại lắm, mỗi loại có kích thước to nhỏ, dài ngắn, hình thú khác nhau. Công người làm cũng tùy vào từng loại con để tính. Mỗi ngày tôi làm được 25 – 30 cái “đuôi trâu” này. Mỗi cái có giá hơn 5.000 đồng, mỗi ngày hai vợ chồng tôi cũng kiếm được từ 150 – 200 nghìn đồng từ nghề này”.

Những chiếc "đuôi trâu" được làm bằng rơm khô để xuất khẩu sang Nhật Bản

“Mới nhìn thì thấy dễ nhưng khi làm lại rất khó. Để đạt được yêu cầu thì phải làm thật kỹ, các nếp quấn phải gọn gàng và chắc chắn. Vì người Nhật họ dùng để thờ cúng nên mỗi con vật bằng rơm này được làm ra cũng phải thận trọng trong từng chi tiết. Nhà tôi làm nhiều năm rồi nhưng chỉ có vợ tôi quấn được các loại sản phẩm này. Các con mỗi khi về nhà muốn giúp mẹ cũng chỉ phụ giúp được việc vặt bên ngoài chứ quấn không được. Tôi cũng chỉ phụ giúp vợ làm được các con độn (rơm độn khi quấn) chứ cũng không quấn được các con vật đạt yêu cầu” – anh Vũ Văn Toan, chồng chị Duyên tiếp lời.

Gia đình anh Vũ Văn Chiến (54 tuổi) ở sát bên nhà anh Toan cũng có thâm niên hơn mười năm làm nghề đặc biệt này. Người thợ chính làm ra những sản phẩm trong nhà anh Chiến cũng chỉ có mình vợ anh là chị Phạm Thị Luân (48 tuổi). Đợt hàng này, gia đình anh Chiến nhận làm ra những “con mìn”

Khi quấn rơm đôi bàn tay phải chắn chắn, cẩn thận mới ra được sản phẩm đẹp và đúng theo tiêu chuẩn

Chị Luân cho biết: “Bên Nhật Bản họ gọi đây là “con mìn” và đặt hàng nên chúng tôi cũng gọi thế, chứ không biết con mìn là gì? Chỉ biết làm theo mẫu thôi, con vật này nhỏ hai đầu và to ở giữa, thấy cũng giống với quả mìn nhưng nó lại có đuôi. Công của mỗi “con mìn” này hiện nhập được khoảng 7.000 đồng, đây là mức giá khá hơn so với nhiều con vật khác”.

Vì đang nuôi các con học đại học nên vợ chồng anh Chiến chị Luân phải làm nghề này cật lực từ sáng sớm cho đến khuya mới nghỉ. Ngoài hai vợ chồng anh Chiến còn có thêm mẹ già 80 tuổi cũng tham gia làm nghề. Chị Luân bảo: “Một năm chỉ có mấy tháng mới có hàng bên Nhật đặt để làm nghề này. Tranh thủ đang trong vụ nên gia đình tôi làm kiếm thêm thu nhập. Giờ làm ruộng cũng chẳng ăn thua gì, may cũng chỉ đủ lúa ăn. Làm nghề thủ công này mỗi tháng cũng kiếm được hơn 3 triệu nuôi các con ăn học ngoài Hà Nội”.

Từng công đoạn quấn rơm phải thật sự tỉ mỷ và khéo léo

Hàng ngày, buổi sáng gia đình anh Chiến cũng như nhiều gia đình khác đem các sản phẩm làm được của ngày hôm trước đến xưởng của công ty xuất khẩu để nhập. Sau đó lại lấy rơm khô của công ty về làm. “So với làm ruộng thì thu nhập cao hơn nhiều chú à!. Việc này cũng nhàn, chỉ phải ở trong nhà mà không phải ra ngoài trời mưa nắng. Thu nhập ít hay nhiều là tùy vào số lượng sản phẩm mình làm ra để đem nhập” – anh Chiến tâm sự.

Từ nghề "không giống ai" này, mỗi tháng gia đình chị Luân cũng kiếm thêm được hơn 3 triệu đồng

Từ những cọng rơm khô, qua bàn tay khéo léo của những người nông dân ở huyện Kim Sơn đã trở thành các con vật có hình thù kỳ lạ. Khi xuất khẩu sang Nhật Bản, chúng trở thành những con thú linh thiêng dùng để thờ cũng theo tín ngưỡng tôn giáo. Nhờ nghề đặc biệt “không giống ai” này mà nhiều năm qua, người nông dân nơi đây có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng nỗi năm. Nhiều hộ thoát được nghèo, nuôi các con ăn học đến nơi…

Những "con mìn" gia đình anh Chiến làm ra trong một ngày sẽ được đem đi nhập để lấy tiền công