Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Trong Tiếng Anh

Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Trong Tiếng Anh

Anh văn căn bản 1 Giáo dục quốc phòng – an ninh Giáo dục thể chất 1 Triết học Pháp luật đại cương Toán cao cấp 1 Kinh tế chính trị Kinh tế học Quản trị học Anh văn căn bản 2 Giáo dục thể chất 2 Tin học căn bản Nhập môn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Anh văn căn bản 1 Giáo dục quốc phòng – an ninh Giáo dục thể chất 1 Triết học Pháp luật đại cương Toán cao cấp 1 Kinh tế chính trị Kinh tế học Quản trị học Anh văn căn bản 2 Giáo dục thể chất 2 Tin học căn bản Nhập môn ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Phương pháp giảng dạy & tài nguyên học tập

Chương trình đào tạo của ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng chọn phương pháp ­ problem-based learning – linh hoạt học tại lớp và học trực tuyến. Đây là cách giảng dạy tiên tiến của các Đại học quốc tế hiện nay, phương pháp này giúp sinh viên là trung tâm của quá trình học tập, tự kết nối kiến thức và thực tế bằng tình huống và dự án. Các lớp học được thiết kế để truyền cảm hứng cho người học, giúp người học tự tin, độc lập và có động lực để tự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi. Bên cạnh phương pháp học tập chủ động, nền tảng giáo trình quốc tế tiên tiến và các tài liệu học trực tuyến mở (LMS) luôn có sẵn, giúp sinh viên có thể chủ động học tập và thiết kế quá trình học tập phù hợp với điều kiện cá nhân.

Suốt quá trình học tập tại UEH, sinh viên được tham gia vào các hoạt động Câu lạc bộ học thuật, các chương trình ngoại khoá, chương trình trao đổi sinh viên quốc tế và những buổi hội thảo, tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia là những Doanh nhân nhiều kinh nghiệm. Những hoạt động này giúp cho sinh viên năng động và sự chủ động trên con đường nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng và sẵn sàn làm việc với một tư duy tích cực khi ra trường.

Cơ hội việc làm & phát triển nghề nghiệp

Việt Nam là quốc gia có mạng lưới giao dịch xuất nhập khẩu lớn, nhiều đối tác quốc tế, nhiều nhà máy của các tập đoàn công nghệ sản xuất đang rất cần nhân viên trong mảng công việc này. Các bộ phận có liên quan như; Quản lý khách hàng, Quản lý xuất/nhập khẩu, Quản lý kho vận, Chuyên viên phân tích logistics, Quản lý quy trình sản xuất, Chuyên viên phân tích chuỗi cung ứng, Quản lý thu mua vật liệu và tham gia các dự án quản trị vận hành của các công ty.

Sinh viên phải trúng tuyển vào UEH thuộc ngành Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng, thông qua các phương án tuyển sinh của UEH hàng năm. Ngoài ra, sinh viên cần có khả năng tiếng Anh để có thể học các môn học chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh, và yêu cầu tối thiểu là IELTS>5.5.

NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG THUỘC KHOA CƠ KHÍ

Website Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp: http://ise.fme.hcmut.edu.vn/

Website Khoa Cơ khí: http://www.fme.hcmut.edu.vn

Giới thiệu về ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng:

Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Thiết kế và quản lý hệ thống Logistics và Chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được kịp thời và chính xác các nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy dòng lưu thông hàng hoá từ nhà cung cấp, nhà máy sản xuất, chế tạo, qua các kênh phân phối đến tay người tiêu dùng được thông suốt hơn; giảm thiểu chi phí, gia tăng giá trị và độ hài lòng của khách hàng; từ đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trang bị cho người học đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ chuyên nghiệp làm nền tảng vững chắc cho sự thành công của kỹ sư Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp.

Mục tiêu hướng đến của ngành là đào tạo kỹ sư chất lượng cao trong lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; có kiến thức, kỹ năng, và thái độ phù hợp để phân tích, đánh giá, thiết kế, vận hành, và cải tiến các hệ thống Logistics và Chuỗi cung ứng. Kỹ sư tốt nghiệp từ ngành có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ tốt, khả năng sáng tạo, trách nhiệm nghề nghiệp, và có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng ở Việt Nam luôn được các chuyên gia đánh giá rất có triển vọng, vấn đề nguồn nhân lực cho lĩnh vực này được đặt ra rất bức xúc và đặt lên hàng đầu. Ở Mỹ, các trường đại học hàng đầu đều cung cấp các chương trình đào tạo lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Ngành logistics có xu hướng phát triển, tiếp tục cần nhiều nhân lực trong những năm tới. Mức thu nhập của ngành cao hơn mặt bằng chung song nguồn cung cấp lao động mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu. Kỹ sư và Thạc sĩ tốt nghiệp từ ngành luôn được săn đón với chính sách ưu đãi rất cao từ các doanh nghiệp nước ngoài như DHL, OOCL, Samsung, Unilever Vietnam, Bosh, Jabil Vietnam, Nestle, BigC…, hay các doanh nghiệp Việt Nam như Vinamilk, Vietnam Airline, VietJet, Saigon Coop, Bia SaiGon, Saigon Port, Ben Nghe Port, …, và các cơ quan nhà nước.

+ Chương trình đào tạo xây dựng theo cách tiếp cận tiên tiến của Mỹ

+ Đi đầu trong cải tiến, đổi mới chương trình đào tạo

+ Môi trường học tập vô cùng thân thiện và thoải mái

+ Liên kết trên 150 doanh nghiệp

+ Liên kết với nhiều trường quốc tế của Mỹ, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Anh, Bỉ,…

- Các đề tài tiêu biểu đã thực hiện

+ Phát triển hệ thống cảng biển: trường hợp điển cứu cho Việt Nam. Chiến lược thỏa hiệp và nâng cao

+ Tình trạng & viễn cảnh nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp Logistics Việt Nam

- Các công trình nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học tiêu biểu đã thực hiện

+ Đỗ Ngọc Hiền, Nam Ki-Chan, Lê Ngọc Quỳnh Lam, A consideration to develop a dry port system in Indochina region, Maritime Policy & Management, Vol. 38, Issue 1, pp.1-9, 2011

+ Đỗ Ngọc Hiền, Nam Ki-Chan, Kyu-Seok KWAK, Lim Dong-Seok, Tác động của hệ thống vận tải và đặc biệt cảng biển lên nền kinh tế: trường hợp điển cứu cho Việt Nam, the 4th International Conference of Asian Shipping and Logistics, 2011, Tainan - Taiwan

+ Trần Đinh Duy Thảo Chuyên gia về Logistics & Supply Chain

+ Hồ Linh Phước chuyên gia cao cấp về Supply Chain.

2. MÔ TẢ CHƯƠNG TRÌNH: Xem chi tiết

Để đảm bảo chất lượng đào tạo, phù hợp xu thế phát triển mới của đất nước, đáp ứng các quy định của nhà nước, cơ quan chủ quản, và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu các bên liên quan trọng yếu, từ đó giữ vững và phát huy vai trò và trách nhiệm của mình, nhà trường chủ trương cung cấp các chương trình đào tạo (CTĐT) tiên tiến, cập nhật. Do đó, sau khi hoàn thành một chu kỳ đào tạo, nhà trường sẽ tiến hành rà soát, đánh giá CTĐT nhằm cập nhật và đổi mới trên phạm vi toàn trường. Cụ thể, trong những năm gần đây nhà trường đã đổi mới CTĐT vào các năm 2002, 2008, và 2014. Quá trình này có sự tham gia của các bên liên quan trọng yếu như: nhà sử dụng lao động, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên, và dựa trên các quy định của Luật Giáo dục đại học và các cơ quan chủ quản. Trong lần đổi mới CTĐT vào năm 2014, nhà trường áp dụng mô hình CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate), để xây dựng CTĐT nhằm giúp người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội và các bên liên quan về kiến thức và kỹ năng. Bên cạnh đó, trong quá trình vận hành, nhà trường cho phép thay đổi và hiệu chỉnh nhỏ nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu phát sinh mới và cấp thiết.

Tính từ năm 2009 đến nay trường đã có 13 chương trình được công nhận đạt chuẩn AUN-QA; 07 chương trình được công nhận bởi CTI – ENAEE (EUR-ACE); và đặc biệt là 02 chương trình đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn ABET.

Sơ đồ phân bổ các nhóm môn học trong các học kỳ được mô tả như trong hình ở trang sau. Trong đó, qui ước về các màu sắc tương ứng các nhóm kiến thức như sau:

Giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất

Kiến thức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội

Kiến thức toán và khoa học tự nhiên

Thực tập và luận văn tốt nghiệp

Kiến thức cơ sở kỹ thuật, cơ sở ngành

4. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:  Xem chi tiết

Đối với một chương trình đào tạo (CTĐT), mục tiêu đào tạo (MTĐT) đóng vai trò quan trọng, bởi nó xác định rõ lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể của CTĐT, bối cảnh hoạt động nghề nghiệp; phản ánh sứ mạng của trường/khoa và nhu cầu của các bên liên quan về những trình độ năng lực, phẩm chất … mà người học được trang bị. MTĐT sẽ quyết định cấu trúc chương trình và nội dung giáo dục đại học. Do đó, tại trường ĐH Bách Khoa tất cả CTĐT đều có MTĐT rõ ràng, cụ thể.

Theo đó, MTĐT được xây dựng dựa trên sứ mạng của trường và khoa và phù hợp với sự phát triển của ngành, có thể thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ. MTĐT của từng CTĐT được xây dựng mới/cập nhật cùng với việc xây dựng mới/cập nhật CTĐT theo quy định và hướng dẫn của nhà trường. Các MTĐT sau khi được xây dựng, được phản biện bởi các chuyên gia và được đánh giá bởi Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa, trường.

Các MTĐT sau đó được cụ thể hoá thành các chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT, trong đó thể hiện cụ thể những trình độ năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học có thể đạt được vào thời điểm tốt nghiệp. Đối với các CTĐT 2014, các CĐR được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học trong đó CĐR phù hợp với MTĐT, phản ánh sứ mạng của trường, khoa. Trong quá trình xây dựng CĐR, các bên liên quan bao gồm giảng viên, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, và sinh viên được lấy ý kiến thông qua các hình thức khảo sát và/hoặc hội thảo, phỏng vấn sâu. CĐR được xây dựng chi tiết đến cấp độ 3 (cho CTĐT) và cấp độ 4 (cho môn học).

Cấu trúc của tất cả các CTĐT tại trường ĐHBK được xây dựng dựa trên cấu trúc CTĐT khung quy định bởi trường ĐH Bách Khoa. Cấu trúc CTĐT khung bao gồm các khối kiến thức từ kiến thức giáo dục đại cương đến khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Trong đó, khối kiến thức giáo dục đại cương nhằm cung cấp nền tảng lý luận, toán và khoa học tự nhiên, chính trị, xã hội …; còn khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản của ngành đào tạo theo diện rộng và sâu của lĩnh vực đào tạo.

5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BỘ MÔN, HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, TRANG THIẾT BỊ: