Luật Lao Đông Việt Nam Về Nghỉ Việc

Luật Lao Đông Việt Nam Về Nghỉ Việc

Bộ luật lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2021, vấn đề Luật lao động về nghỉ việc hay việc chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động có thêm nhiều điểm mới đáng chú ý.

Bộ luật lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2021, vấn đề Luật lao động về nghỉ việc hay việc chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động có thêm nhiều điểm mới đáng chú ý.

Trợ cấp nghỉ việc theo quy định mới nhất

Luật lao động về nghỉ việc quy định về việc trợ cấp cho người lao động khi nghỉ việc. Trợ cấp nghỉ việc bao gồm trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm. Chi tiết các trường hợp người lao động được hưởng trợ cấp sau khi nghỉ việc như sau:

Trợ cấp nghỉ việc được tính dựa trên thời gian làm việc và mức lương đóng BHXH

Điều kiện và mức hưởng trợ cấp thôi việc

Trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 46, Bộ luật lao động 2019. Đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34, Bộ luật lao động này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên. Mức trợ cấp thôi việc được tính như sau:

Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH và trường hợp quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 36 của Bộ luật này.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

Căn cứ theo quy định tại Điều 47, Bộ luật lao động 2019 trợ cấp mất việc làm được quy định: Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Khoản 11, Điều 34 của Bộ luật này. Mức trợ cấp mất việc được tính như sau:

Cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo bộ luật lao động mới mức hưởng được tính tương tự như cách tính tại Bộ luật lao động cũ. Người lao động khi nghỉ việc cần nắm được điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình.

Trên là luật lao động về nghỉ việc mà doanh nghiệp và người lao động cần nắm được để đảm bảo chủ động trong công việc. Người lao động khi tham gia BHXH quý doanh nghiệp vui lòng truy cập địa chỉ website: https://ebh.vn để có thể tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến các chế độ của và cập nhật những quy định mới nhất.

Bộ luật Lao động 2019 - quy định rõ về thời gian nghỉ trong giờ làm việc nhằm đảm bảo sức khỏe, tăng cường hiệu suất và giúp người lao động có thời gian phục hồi trong suốt ca làm...

1. Quy định về thời gian nghỉ trong giờ làm việc theo luật lao động

Căn cứ Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời gian nghỉ trong giờ làm việc như sau:

(i) Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động 2019 từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

(ii) Ngoài thời gian nghỉ quy định tại mục (i) người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Tóm lại, thời gian nghỉ trong giờ làm việc đối với người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong ngày được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục; nếu làm việc ban đêm, được nghỉ ít nhất 45 phút. Với ca làm việc liên tục từ 6 giờ trở lên, thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

- Trường hợp người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác (theo Điều 110 Bộ luật Lao động 2019).

- Đối với các công việc có tính chất đặc biệt sẽ do các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật Lao động 2019. Các công việc có tính chất đặc biệt bao gồm:

(i) Thăm dò, khai thác dầu khí trên biển.

(iii) Trong lĩnh vực công nghệ.

(iv) Sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân.

(v) Ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần.

(vi) Tin học, công nghệ tin học.

(vii) Nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến.

(xi) Công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng.

(xii) Công việc phải thường trực 24/24 giờ.

(xiii) Các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

(Theo Điều 116 Bộ luật Lao động 2019)

Quy định về thời gian nghỉ trong giờ làm việc theo luật lao động (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)

2. Điều kiện để công ty được sử dụng người lao động làm thêm giờ

Căn cứ khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, công ty được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ 03 yêu cầu sau đây:

(i) Phải được sự đồng ý của người lao động.

(ii) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng.

(iii) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại Mục 3.

3. Các trường hợp được làm thêm quá 300 giờ/năm

Căn cứ khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, công ty được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

(i) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.

(ii) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước.

(iii) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.

(iv) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.

(v) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

H. Thủy (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/)

Khác với sinh viên bản xứ, sinh viên quốc tế học tập tại Hoa Kỳ phải tuân thủ các luật di trú để duy trì tình trạng du học sinh hợp pháp (Maintain status). Nếu bạn là sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ và bạn đang lập kế hoạch cho 1 kỳ nghỉ, cho dù bạn không rời khỏi Hoa Kỳ trong kỳ nghỉ đó, hãy chắc chắn rằng bạn hiểu rõ các điều sau để tránh các rắc rối về di trú.

Điều đầu tiên bạn cần làm là hãy thảo luận với viên chức trường (Designated School Official - DSO) hoặc chuyên viên tư vấn (Advisor), những viên chức này làm việc trong bộ phận hỗ trợ sinh viên quốc tế. DSO của bạn sẽ cho bạn biết nếu bạn đủ điều kiện cho một kỳ nghỉ. Đừng nghỉ học hoặc đi du lịch mà không thông báo cho DSO của bạn.

Các trường học tại Mỹ có thể hoạt động theo Học kỳ (Semester) hoặc Mùa (Quarter) nên Luật di trú về kỳ nghỉ cũng khác nhau tùy theo hệ phương thức hoạt động của từng trường cụ thể:

Một năm học được tính bằng 2 học kỳ (Semester) là học kỳ mùa Xuân từ tháng 1 đến tháng 5 và học kỳ mùa Thu từ tháng 8 đến tháng 12.

Mùa Hè bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8 và các trường thường không hoạt động giảng dạy chính khóa. Trong khoảng thời gian này học sinh được nghỉ nhưng vẫn phải thông báo trước với DSO về kế hoạch nghỉ hoặc kế hoạch chuyển trường sau kỳ nghỉ.

Ví dụ: Nếu học sinh A nhập học từ học kỳ mùa Xuân 2017 (từ tháng 1 đến tháng 5), thì có thể được nghỉ vào mùa Hè 2017 (từ tháng 6 đến tháng 8), trong khoảng thời gian này học sinh có thể rời khỏi Hoa kỳ để về thăm gia đình.

Các trường loại này hoạt động suốt 4 mùa. Mùa Đông từ tháng 1 đến tháng 3, mùa Xuân từ tháng 3 đến tháng 6, mùa Hè từ tháng 6 đến tháng 8 và mùa Thu từ tháng 9 đến tháng 12.

Học sinh quốc tế theo học tại các trường loại này phải hoàn tất 3 mùa học liên tục trước khi được nghỉ một mùa, và mỗi mùa phải hoàn thành tối thiểu 12 tín chỉ. Trước khi nghỉ học sinh vẫn phải thông báo với DSO về kế hoạch nghỉ hoặc kế hoạch chuyển trường sau kỳ nghỉ.

Ví dụ: Nếu học sinh A nhập học từ mùa Đông 2017 và muốn nhận 1 kỳ nghỉ thì phải hoàn tất đủ 3 mùa học liên tục là mùa Đông 2017 (Tháng 1 đến tháng 3), Xuân 2017 (Tháng 4 đến tháng 6),  và Hè 2017 (Tháng 6 đến tháng 8).

Trong các khoảng thời gian mà trường học của bạn không hoạt động, chẳng hạn như trong giai đoạn chuyển tiếp giữa các kỳ học hoặc các kỳ nghỉ lễ, thì học sinh quốc tế có thể nghỉ mà không cần phải thông báo với DSO.

Nếu bạn sẽ rời Hoa Kỳ trong kỳ nghỉ của bạn, ví dụ như trở về thăm gia đình tại Việt nam, thì bạn cần chuẩn bị trước các hồ sơ dưới đây. Khi trở lại Hoa Kỳ bạn phải mang theo những giấy tờ cần thiết đó trong hành lý xách tay để hoàn tất thủ tục tái nhập cảnh.

1. Hộ chiếu của bạn phải còn nguyên vẹn và có giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày dự định nhập cảnh Hoa Kỳ.

2. Visa phải còn nguyên vẹn và trong thời hạn hiệu lực. Nếu visa đã hết hạn chưa quá 12 tháng thì bạn có thể gia hạn visa tại Việt Nam không cần phỏng vấn. Nếu visa đã hết hạn nhiều hơn 12 tháng thì bạn phải tham dự buổi phỏng vấn như lần đầu tiên xin visa du học Mỹ.

3. Mẫu đơn I-20 đã được viên chức nhà trường ký duyệt cho 1 kỳ nghỉ hợp lệ. Nếu bạn chuyển trường học, bạn cần có I-20 của trường mới cùng với I-20 của trường cũ.

4. Bảng điểm toàn bộ quá trình học tập của bạn tại Hoa Kỳ.

5. Bằng chứng bạn đã thanh toán học phí cho các học kỳ đã qua.

6. Bản xác nhận bạn đã đăng ký các môn học cho học kỳ kế tiếp.

7. Ngoài 6 mục nêu trên, Bộ An Ninh Hoa Kỳ cũng đề nghị rằng sinh viên nên mang theo bản xác nhận thanh toán lệ phí SEVIS (I-901), thông tin liên lạc với viên chức nhà trường (DSO), và các bằng chứng bạn có đủ khả năng thanh toán chi phí cho mùa học kế tiếp như tiền mặt hoặc thẻ tín dụng còn hiệu lực thanh toán.

https://www.ice.gov/sevis/schools/reg#f

https://studyinthestates.dhs.gov/2012/06/international-students-and-vacations

Công ty Thế Hệ Mới chuyên làm visa du học, du lịch, định cư từ năm 2004.