Môi Trường Sống Con Người Tiếng Anh

Môi Trường Sống Con Người Tiếng Anh

Ảnh hưởng của thổ nhưỡng với cơ thể

Ảnh hưởng của thổ nhưỡng với cơ thể

Cơ quan chức năng phát hiện hơn 100 tấn chất thải của Formosa được chôn lấp trái phép tại một trang trại ở xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Trang trại, sau đó, đã được xác nhận là của ông giám đốc Công ty cổ phần tư vấn xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh (Cty môi trường Kỳ Anh) Lê Quang Hòa.

Dù ông Lê Quang Hòa, trước đông đảo báo giới và cơ quan chức năng, khẳng định, chất thải của Formosa chôn ở đất chỉ là chất bùn sinh hoạt, không nguy hại và chỉ với mục đích “để trồng cỏ và chuối” nhưng việc Formosa thừa nhận sai phạm khi ký hợp đồng xử lý chất thải với Cty môi trường Kỳ Anh đã cho thấy vụ việc không đơn giản như những gì vị giám đốc này nói.

Cơ quan chức năng rồi sẽ làm rõ chất thải của Formosa Hà Tĩnh có độc hay chỉ là “rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp” nhưng, việc lén lút đổ thải và kí hợp đồng với một đơn vị không có chức năng xử lý chất thải công nghiệp rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Vụ chôn lấp chất thải này xảy ra sau khi Formosa thừa nhận mình là thủ phạm gây ra vụ cá chết ở các tỉnh miền Trung.

Nhiều ý kiến bức xúc cho rằng, hành vi này của Formosa là “tái phạm”. Trước một sự cố như vậy, điều mà Formosa phải đương đầu, không chỉ là quy định về môi trường mà còn là uy tín đạo đức với người dân và chính quyền. Ai cũng muốn phát triển kinh tế, song chắc chắn không ai dám đánh đổi kinh tế thuần tuý bằng mạng sống của mình và các thế hệ kế tiếp.

Video: 5 cam kết của Formosa sau sự cố cá chết hàng loạt

Một điều đáng lưu ý là con số “100 tấn chất thải chôn lấp” mới chỉ là con số ước lượng, thực tế, có thể lớn hơn rất nhiều.

Theo thông tin từ chính Formosa thì công ty này ký hợp đồng với Cty môi trường Kỳ Anh để vận chuyển, xử lý bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp, thời gian từ tháng 4/2016.

Khối lượng đã vận chuyển xử lý là 267,83 tấn bùn thải; trong đó, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 77,39 tấn, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải công nghiệp 189,44 tấn. Được biết, giá thành vận chuyển và xử lý nước thải sinh hoạt là 1.000 đồng/kg, còn nước thải công nghiệp là 800 đồng/kg.

Hẳn nhiều người dân đã lo lắng khi biết thông tin này. Bởi, nếu con số này là thực và sau khi cơ quan chức năng xác định trong chất thải đó có chứa chất độc thì với số lượng đã chôn lấp, có biết bao nhiêu chất độc đã nguồn nước ngầm của Hà Tĩnh. Từ hệ thống tưới tiêu đến giếng ăn của người dân.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước phát triển nói không với phát triển công nghiệp thép. Nguyên nhân do công nghiệp luyện gang thép thải ra một lượng lớn khí thải. Hơi và sản phẩm phụ từ quá trình luyện cốc, nung kết, làm sạch kim loại khiến gia tăng áp lực về ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.

Các vấn đề ô nhiễm từ ngành công nghiệp luyện gang thép thường là ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước. Không chỉ khí và bụi, chất thải rắn phát sinh từ quá trình luyện gang thép bao gồm xỉ than và bụi có lẫn kim loại nặng cùng lượng nước vô cùng lớn có chứa nhiều hoá chất độc hại như phenol, xyanua, ammonia, dầu, kim loại nặng, và một số chất hữu cơ khác cũng là kẻ thù của môi trường.

Vì lợi nhuận, muốn tiết giảm chi phí, nhiều công ty không muốn xử lý khí và bụi thải, vốn là một quy trình tốn phức tạp và tốn kém, nên đã tìm cách đẩy những loại khí này trực tiếp ra môi trường.

Trong phần trả lời phỏng vấn báo chí hôm 30/6, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà nói rằng: “Về quy chuẩn môi trường, trước đây vì nhiều lý do nên một số ngành ô nhiễm được ưu tiên. Ví dụ trong ngành luyện kim, luyện thép... nếu để tiêu chuẩn cao sẽ khó khả thi nên phải hạ thấp hơn chuẩn bình thường để ngành đó tồn tại, phát triển”.

Rõ ràng, ở những thời điểm nào đó trong lịch sử, chúng ta buộc phải lựa chọn, cân nhắc trước các lợi ích. Và thảm hoạ môi trường vừa qua ở bốn tỉnh miền Trung là một bài học sâu sắc.

Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam, ngay tại quốc gia láng giềng Trung Quốc, vào đầu 2013, Bộ Môi trường nước này đã buộc thừa nhân sự tồn tại của những “ngôi làng ung thư” mà nguyên nhân chủ yếu do ô nhiễm môi trường.

Đã đến lúc, cần đánh giá lại một cách toàn diện, đầy đủ, thấu đáo tất cả những gì liên quan đến Formosa Hà Tĩnh. Bởi, cho dù ngành công nghiệp luyện kim có thải ra rất nhiều chất độc thì trên thế giới, hàng năm vẫn có hàng tỷ tấn thép được sản xuất.

Và không phải nhà máy nào cũng gây ra thảm hoạ môi trường kiểu như Formosa Hà Tĩnh ở Việt Nam. Cũng nhân sự việc này, cần xem xét trách nhiệm của những người đã bằng mọi giá đưa Formosa vào Hà Tĩnh với hàng loạt ưu đãi kịch trần.

Việc Formosa Hà Tĩnh xả thải ra môi trường các chất có độc tố phenol, xianua, hydro-ôxit sắt là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường, cũng tương tự như vụ Vedan xả thải ra sông Thị Vải. Người dân bị ảnh hưởng bởi hoạt động xả thải của Formosa Hà Tĩnh hoàn toàn có đủ cơ sở để yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào cũng đều mong muốn hợp tác đầu tư. Thế nhưng, việc đầu tư phải tuân thủ quy định của nước sở tại và những công ước quốc tế. Cho nên, hành vi xả thải sai luật của Formosa, hành vi tiếp tay của Công ty Môi trường – Đô thị Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đáng bị lên án.

Đó là hành vi chống lại môi trường sống của con người, cũng có nghĩa là, chống lại nhân loại tiến bộ. Ở đây chỉ muốn đến hành vi xả thải độc hại, chứ không nói đến Formosa. Và nữa, hành vi xả thải độc hại ra môi trường của ai cũng đều là hành vi đáng lên án.

Những ngày qua, cùng với nỗi lo về môi trường bị tàn phá, người dân cả nước cũng được yên tâm trước nỗ lực truy tìm thủ phạm, khắc phục sự cố của Chính phủ và các bộ, ngành. Hiện, chưa ai có thể đánh giá hết tổn thất hậu Formosa, song có thể nói, việc cơ quan chức năng thành công buộc Formosa nhận tội sau 3 tháng đấu tranh đã đáp ứng được nguyện vọng, gia tăng niềm tin của người dân vào các cấp chính quyền.

Khi xử lý vấn đề Formosa, đương nhiên phải cân nhắc đến môi trường đầu tư. Cách xử lý nào cũng đều có những tác động. Người dân vẫn đang chờ đợi những thông điệp tiếp theo, song có điều chắc chắn, ngư dân thì không bao giờ muốn biển “đói” cá.

MT&XH - Sự sống của con người trên trái đất tốt hay không, môi trường chính là yếu tố quan trọng quyết định điều đó. Môi trường gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nó được tạo lập xung quanh con người, chi phối đời sống con người, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của con người. Mối quan hệ giữa con người – môi trường được xem là mối quan hệ biện chứng tự nhiên – xã hội trong sự phát triển bền vững ở nước ta. Đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và sự phát triển.

Môi trường luôn là vấn đề cấp bách và nóng hổi với toàn nhân loại, nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển và tồn tại của con người. Vì nó bao gồm nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội vô cùng cần thiết cho sự sinh sống và sản xuất. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).

Con người sống trong môi trường tự nhiên và luôn tồn tại trong môi trường xã hội. Mọi sự xáo trộn về môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng sống của con người. Để xử lý mối tương tác đó, con người phải vận dụng vốn tri thức và kinh nghiệm của mình để tìm được “giọng điệu chung” với môi trường. Mặc dù vậy, trong bối cảnh hiện nay đang xuất hiện những vấn đề phức tạp trong việc giải quyết mối quan hệ giữa con người và môi trường. Những cảnh báo khoa học đã giúp chỉ rõ mối liên hệ nhân quả giữa của con người với môi trường sinh thái, giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Từ đó bắt đầu hình thành những tư tưởng cơ bản về phát triển bền vững ở nước ta – một sự phát triển hài hòa cả về kinh tế, xã hội, tài nguyên môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại hoặc gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng sống của các thế hệ tương lai.

Các yếu tố như: tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, khí hậu, ánh sáng, cảnh quan… Cơm ăn, nước uống, thuốc chữa bệnh, quần áo mặc đều là sản phẩm từ thiên nhiên thông qua quá trình lao động của chính con người đó chính là những gì tồn tại ở môi trường tự nhiên. Như vậy có thể thấy con người và môi trường tự nhiên có môi quan hệ rất chặt chẽ và có sự liên kết bổ sung cho nhau. Con người lựa chọn, tạo dựng môi trường sống cho mình từ môi trường tự nhiên. Còn môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại và phát triển của con người.

Có thể thấy con người tác động vào môi trường tự nhiên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Tác động tích cực của con người vào môi trường tự nhiên được thể hiện qua việc tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố môi trường nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Con người còn biết lựa chọn cho mình không gian sống thích hợp nhất, từ chỗ lệ thuộc bị động đến cải tạo chinh phục tự nhiên. Sự tác động của con người tăng theo sự gia tăng quy mô dân số và theo hình thái kinh tế (Từ nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp truyền thống và nền nông nghiệp công nghiệp hóa). Tuy nhiên, sự tác động tiêu cực của con người vào môi trường tự nhiên khiến cho môi trường tự nhiên bị tàn phá và ô nhiễm, lúc đó con người sẽ luôn phải sống trong cảnh lo âu về thiên tai, dịch bệnh... Do vậy, môi trường tự nhiên phải được bảo vệ một cách tốt nhất, phải tiết kiệm các nguồn tài nguyên, nâng cao tỷ lệ sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, làm cho hệ sinh thái được tái sinh thường xuyên.

Như chúng ta đã biết tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn luôn là vấn đề gây tranh cãi và đầy bức xúc do chính việc sinh hoạt và  sản xuất của con người gây ra, nó đang trực tiếp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các thế hệ sau này của thế  giới. Những năm gần đây, chúng ta luôn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra và do công tác bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người làm ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thử thách lớn lao. Đó cũng chính là những kết quả tất yếu của sự thiếu ý thức tôn trọng tự nhiên và sự lúng túng trong việc tìm ra một lời giải cho bài toán phát triển bền vững. Có điều là, nếu những hành vi của con người phù hợp với quy luật của tự nhiên thì tự nhiên sẽ là người bạn tốt, đầy thiện chí, ngược lại những hành vi trái với quy luật tự nhiên thì sức trả thù của tự nhiên sẽ lớn hơn bất cứ lực lượng xã hội nào. Thực tế đã chứng minh, không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm vùng họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra cái chết cho con người do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Ô nhiễm tiếng ồn gây điếc, cao huyết áp, bệnh trầm cảm, bệnh mất ngủ và gây nhiều hậu quả khác.

Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Việt Nam có  khoảng 325 khu công nghiệp được thành lập. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỷ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 – 20% như Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lý nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lý nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như sông Thị Tính, Thị Vải); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 – 9 lần. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông Đồng Nai phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thủy lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập lụt và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm họa về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp. Từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng quyết liệt của người dân, có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt đối những hoạt động gây ô nhiễm môi trường.

Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Nhưng việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề mà con người phải gánh chịu. Do đó, để vừa được hưởng cuộc sống có chất lượng cao vừa bảo vệ được môi trường sống là cả một vấn đề rất lớn và phức tạp, không chỉ giới hạn trong việc sử dụng những sản phẩm tiêu thụ mà còn liên quan rất nhiều đến cách cư xử của chính con người với thiên nhiên. Điều đó có thể nhận thấy qua việc chặt phá mở rộng diện tích đất rừng canh tác hoặc lấy đất để ở đang diễn ra một cách tự phát, không tuân theo quy định của pháp luật. Diện tích rừng ngày một giảm dần dẫn đến nạn ô nhiễm môi sinh, nạn trái đất ấm dần lên, nạn đói kém, hạn hán, lũ lụt ngày một tăng cả về tầng suất và cường độ, nạn voi bỏ rừng về buôn làng giết hại con người, phá hoại tài sản không phải là chuyện hiếm. Những năm gần đây, chủ trương ngăn đê, đắp đập chủ động nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất, làm thủy điện ở một số địa phương nước ta đã gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt và ngập lụt cục bộ làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe con người và các cơ thể sống khác. Trường hợp ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ lụt ở miền Trung… đã cho thấy rõ điều đó.

Con người tác động vào môi trường  theo hướng tích cực và tiêu cực. Trong mối quan hệ tương tác, môi trường tự nhiên làm nền tảng cho cuộc sống của con người. Nếu con người biết giới hạn để vừa sử dụng vừa bảo vệ môi trường tự nhiên thì mối quan hệ ngày càng bền chặt và tồn tại lâu dài. Ngược lại, môi trường tự nhiên sẽ tiếp tục bị tàn phá nếu con người không có biện pháp cụ thể để bảo vệ nó.

Nhằm nâng cao nhận thức, hành động của học sinh về bảo vệ môi trường trong học đường; khuyến khích các em tăng cường tư duy, thực hành kỹ năng xanh, hành vi xanh, thúc đẩy lối sống xanh, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức Cuộc thi vẽ tranh về Bảo vệ môi trường trong học đường chủ đề “Ngôi trường xanh”.